Hiện nay, việc áp dụng các ngày ăn chay đang dần trở nên phổ biến. Trong đó có các Phật tử chiếm tới 70%. Theo như nghiên cứu của khoa học và trong giới Phật giáo Việt Nam. Nếu áp dụng đúng phương pháp và chọn món ăn đủ chất dinh dưỡng thì việc ăn chay theo ngày/quý rất tốt cho sức khỏe. Do đó, có rất nhiều gia đình không chỉ riêng Phật tử mới ăn chay, mà ngay cả người già và các bé cũng áp dụng việc này.
Ăn chay – Xu hướng mới của giới trẻ Việt Nam
Ăn chay – điều đang được nhiều người áp dụng
Trong những năm gần đây, ăn chay đã trở thành xu hướng phổ biến được người người, nhà nhà áp dụng. Không chỉ dành riêng cho Phật tử, mà ngay cả giới trẻ cũng đang dần lựa chọn hình thức ăn chay.
Vậy ăn chay là gì? Vì sao cần phải ăn chay? Một số hình thức ăn chay nào được nhiều người áp dụng? Ý nghĩa của việc ăn chay theo góc nhìn khoa học và Phật giáo ra sao? Lợi ích của việc ăn chay thế nào? Thực hiện ăn chay như nào mới đúng phương pháp? Các món ăn chay thường ngày là gì? Những ngày ăn chay trong tháng phổ biến hiện nay? Trong quá trình ăn chay cần lưu ý những gì? Để hiểu được vì sao giới trẻ cũng chọn việc ăn chay. Mời bạn đi sâu chi tiết vào nội dung của những chủ đề này.
Ăn chay là gì?
Ăn chay là hình thức ăn lạt, trai giới với phương pháp ăn uống lành mạnh, đảm bảo sự cân bằng trong cuộc sống. Thực đơn dành cho những người ăn chay có rất nhiều. Tuy nhiên, chủ yếu nhất vẫn là rau, trái cây, nấm, củ quả, đậu, đỗ….có nguồn gốc từ thực vật tự nhiên. Do đó, những người ăn chay thường không chọn các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, đặc biệt là tự tay giết mổ chúng để làm thức ăn.
Vì sao cần phải ăn chay?
Tốt cho sức khỏe, hạn chế sử dụng thực phẩm từ xác động vật
Là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng. Việc ăn chay cũng trở thành xu hướng mới của giới trẻ hiện nay. Với những người tin và theo Phật giáo. Họ luôn có quan niệm rằng hình thức ăn chay là con đường tốt và nhanh nhất trong quá trình tu sửa. Vì khi ăn uống thanh đạm, người ăn chay sẽ giảm bớt được việc tham muốn, quay về với sự khiêm nhường để tu sửa nhân tính bên trong. Hơn nữa, việc ăn chay còn mang ý nghĩa nuôi dưỡng hạt giống từ bi của mỗi con người. Đặc biệt là trong quá trình ăn chay sẽ giúp giảm tính sát sanh cho bản thân và cả người khác.
Theo như lời giảng trong Phật giáo, mỗi sinh vật trên thế gian đều có sự bình đẳng như nhau. Vì thế sẽ không có chuyện giết hại, ăn thịt…v.v. Tuy nhiên, theo góc nhìn của giới khoa học. Ăn chay sẽ giúp cho con người có thêm sức khỏe, khả năng chống chọi bệnh tật cao. Đặc biệt là các bệnh liên quan đến tim mạch, ung thư sẽ được giảm thiểu nếu áp dụng đúng phương pháp. Trong những cuộc khảo sát thực tế, nhiều người tham gia đều cho rằng việc ăn chay trước tiên là muốn cải thiện tâm tính và bảo vệ sức khỏe. Do đó, họ luôn có niềm tin vào việc ăn chay của mình.
Một số hình thức ăn chay phổ biến
Hình thức ăn chay đang phổ biến hiện nay được nhiều người áp dụng nhất, đó là ăn chay kỳ và ăn chay trường:
- Ăn chay kỳ là hình thức dành cho người mới tu tập. Khi phát nguyện áp dụng những ngày ăn chay kỳ, người mới thường chọn thời gian cố định như rằm hoặc mùng 1 âm lịch hàng tháng.
- Ăn chay trường là hình thức trai giới được áp dụng liên tục trong suốt cuộc đời. Đối với hình thức này, người ăn chay không được áp dụng xen kẽ với bữa ăn mặn mà phải hoàn toàn bỏ tất cả các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thịt.
Ý nghĩa của việc ăn chay
Cả khoa học và giới Phật giáo đều đánh giá ăn chay thể hiện rất nhiều ý nghĩa
Việc ăn chay hiện nay không còn đơn thuần giới hạn trong tôn giáo, mà đã được lan rộng tới cộng đồng, kể giới trẻ Việt Nam. Hình thức ăn chay chủ yếu là hạn chế thực phẩm từ thịt, động vật. Do đó, để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc ăn chay theo sự đánh giá của khoa học cũng như giới Phật Giáo ra sao. Mời bạn đi vào chi tiết của từng ý nghĩa.
Theo đánh giá khoa học
Theo như sự phân tích của các y khoa, trai giới giúp mang lại sức khỏe rất tốt cho người áp dụng. Đặc biệt là những người mắc bệnh ung thư, tim mạch nên hạn chế ăn thịt, động vật để có tuổi thọ lâu hơn. Ngoài ra, ăn chay còn giúp bảo vệ môi trường, mang tính nhân đạo, tránh giết hại, ngược đãi các loài động vật còn sống.
Theo như Phật giáo
Trai giới là hình thức ăn uống đơn giản, đồng thời cũng là phương tiện để con người có cơ hội tu sửa chính bản thân mình. Do đó, với người tu hành, áp dụng những ngày ăn chay trước tiên là giảm bớt lòng tham trong việc ăn uống. Đồng thời giới hạn bản ngã từ sâu trong chính con người của mình, quay về với sự khiêm nhường vốn có.
Hiểu theo ý nghĩa sâu xa hơn, ăn chay chính là việc nuôi dưỡng tình yêu thương, tăng sự từ bi và nâng cao đạo đức giúp con người hoàn thiện bản thân. Theo giới Phật giáo, ăn chay còn giúp con người từ bỏ điều ác, đi theo chân lý thiện lành, yêu thương động vật và tất thảy chúng sinh.
Ý nghĩa của việc thực hiện các ngày ăn chay của Phật giáo
Lợi ích của việc ăn chay
Hiện nay, ăn chay không chỉ phổ biến tại Việt Nam mà ngay cả trên thế giới cũng đang dần phát triển. Đó là kết quả của việc ăn chay mang lại, dẫn đến sự lan truyền rộng rãi khắp năm châu. Nếu như biết cách cân bằng dinh dưỡng trong việc áp dụng những ngày ăn chay, chắc chắn bạn sẽ nhận thấy có rất nhiều lợi ích của trai giới này.
Giảm nguy cơ béo phì
Tình trạng béo phì sẽ được giảm bớt khi thực hiện những ngày ăn chay đúng phương pháp
Theo như hiệp hội Y khoa Anh Quốc chia sẻ. Những người ăn chay thường xuyên sẽ có trọng lượng cân đối và vóc dáng thon gọn hơn hẳn so với người tiêu thụ thịt. Vì trong thực đơn của người ăn chay chủ yếu là rau, củ, nấm chứa rất ít calories và đa số là chất xơ. Do đó, người ăn chay sẽ nhanh no và có thể no lâu hơn những người khác.
Ngoài ra, thức ăn từ thực vật thường rất ít chất béo. Vì thế, năng lượng do rau, củ, quả cung cấp chỉ để dùng cho cơ thể mà không có chế độ dư thừa tích lũy mỡ béo. Bởi vậy, người ăn chay sẽ ít có nguy cơ dẫn tới tích tụ mỡ thừa trong cơ thể hơn.
Giảm và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Theo như đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng. Thành phần của những bữa ăn chay chủ yếu là rau, củ, quả, hạt. Tất cả đều là những thực vật không chứa cholesterol, cũng như chất béo bão hòa như trong động vật.
Hiện nay, cholesterol đang là chất được đánh giá cao có nguy cơ gây ra xơ vữa động mạch, đột quỵ, mỡ trong máu và một số bệnh về tim. Vì thế, cơ thể của những người thường xuyên ăn chay sẽ không hấp thụ nhiều cholesterol như người ăn thịt. Đó chính là lý do trong máu của những người ăn chay thường có tỉ lệ cholesterol thấp hơn. Đồng thời cũng có một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng, nếu giảm cholesterol trong máu xuống 10%, khả năng dẫn đến bệnh động mạch vành sẽ giảm xuống còn 30%.
Giảm thiểu một số căn bệnh có liên quan đến tim mạch
Cải thiện chức năng rối loạn hệ tiêu hóa
Nếu bạn áp dụng những ngày ăn chay trong tháng đều đặn bằng thực phẩm như rau, củ, quả,…sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón, tiểu đường cao. Vì theo nghiên cứu của các chuyên gia y khoa đã chỉ ra rằng. Chất xơ trong rau, trái cây sẽ hút nhiều nước giúp cho hệ thống tiêu hóa dễ dàng hoạt động, nhanh chóng đào thải độc tố hơn. Do đó, những người ăn chay thường ít bị táo bón, hệ đường ruột vì thế cũng ổn định, không bị rối loạn, tắc nghẽn.
Giảm và hạn chế nguy cơ bị cao huyết áp
Cao huyết áp là tình trạng đáng báo động hiện nay
Huyết áp cao đang là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch. Theo nghiên cứu về dinh dưỡng của chuyên gia B. Armstrong và F.M. Sacks cho rằng. Những người ăn chay thường có chỉ số huyết áp thấp hơn so với người ăn thịt. Hơn nữa, chế độ ăn chay còn giúp những người huyết áp cao giảm thiểu nhanh chóng.
Giảm và hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư
Đã có rất nhiều minh chứng cho rằng, việc ăn uống cũng liên quan đến các loại ung thư. Vì thế tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở người ăn thịt động vật thường sẽ cao hơn những người ăn chay. Do đó, việc ăn chay với các thực phẩm như rau, củ, quả… không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp ngăn ngừa, hạn chế tình trạng ung thư.
Thực hiện đầy đủ các ngày ăn chay trong tháng sẽ giúp cơ thể của người ung thư bớt mệt mỏi, đau đớn
Hạn chế mắc bệnh sỏi túi mật
Sỏi túi mật được tạo nên từ cholesterol, muối kali và mật. Những chất này thường khiến cơ thể người bệnh đau đớn hơn. Trong khi đó, thực phẩm dành cho các bữa ăn chay có rất ít cholesterol và chất béo mỡ. Vì thế việc ăn chay sẽ giúp bạn hạn chế và giảm được bệnh sỏi túi mật.
Ăn chay như thế nào mới phù hợp?
Thực hiện những ngày ăn chay trong tháng đúng cách
Ăn chay đúng cách không chỉ đảm bảo dinh dưỡng mà còn đem đến nhiều lợi ích thiết thực, hiệu quả đối với đời sống con người. Tuy nhiên, ăn chay như thế nào khoa học để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt hạn chế thực phẩm từ thịt động vật, phát huy hiệu quả tối ưu nhất luôn là vấn đề nhiều người muốn biết. Theo như chuyên gia sức khỏe, ăn chay đúng cách khoa học cần đảm bảo kết hợp đủ 4 nhóm dinh dưỡng như sau:
- Bột đường có trong các loại ngũ cốc, lúa mì, bắp, khoai, gạo…v.v.
- Đạm là chất cần có trong các loại đậu, đỗ.
- Chất béo có từ các loại thực vật như hạt gấc, hướng dương, đậu phộng, mè, đậu nành….v.v.
- Vitamin và khoáng chất trong các loại trái cây, rau, củ, quả….v.v.
Nên ăn chay vào những ngày nào trong tháng?
Những ngày ăn chay phổ biến
Theo như lời khuyên của hòa thượng Thích Thiền Tâm: “ Những Phật tử ăn chay nên tùy vào hoàn cảnh cũng như khả năng của mình. Nếu là người mới, bạn có thể tập ăn chay từ từ theo chu kỳ của tháng, khi đã quen rồi có thể tăng thời gian lên. Tuyệt đối không nên ép bản thân phải ăn theo cách quá kham khổ. Thay vào đó hãy chọn việc xen kẽ các món ăn phù hợp đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể của mình”.
Mặc dù ăn chay mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và có tầm ảnh hưởng lớn đến tâm tính con người. Tuy nhiên, cũng phải tùy theo cơ địa, căn cơ và hoàn cảnh để lựa chọn việc ăn chay sao cho phù hợp nhất. Vì thế, người mới ăn chay không có nghĩa là phải hoàn toàn bỏ các món ăn mặn từ thịt cá. Bạn có thể áp dụng xen kẽ giữa ăn chay và ăn mặn để hài hòa cơ địa cho tới khi đáp ứng.
- Thường các ngày ăn chay trong tháng được người mới áp dụng nhất vẫn là rằm và mùng 1 âm lịch. Phương pháp này thường được gọi là Nhị trai.
- Tứ trai là những ngày rằm, mùng 1, 13, 14 âm lịch hàng tháng. Những người ăn chay 4 ngày này là đã bước qua giai đoạn người mới với sự tiến triển tốt hơn.
- Lục trai sẽ được áp dụng vào các ngày mùng 8, 14, 15, 23, 29 và 30 âm lịch hàng tháng. Những người ăn chay được 5 ngày này là đã tiến xa thêm một bước.
- Thập trai là áp dụng ăn chay vào 10 ngày âm lịch trong các tháng. Những người đã tới giai đoạn Thập trai là có thể gần như loại bỏ thịt, cá…hoàn toàn.
- Ngoại trai là giai đoạn dành cho những người ăn chay theo tháng. Những tháng chủ yếu nhất vẫn là tháng giêng, tháng 7 và tháng 10 hàng năm.
- Ngoài ra, còn có những người ăn chay trường bằng những thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng. Những người này có khả năng ăn chay hoàn toàn tất cả các ngày trong năm, cho dù đó là lễ Tết.
Các món ăn chay thường ngày là gì?
Như bạn đã biết, ăn chay không còn dành riêng cho những người theo đạo. Giờ đây hình thức này đã quá phổ biến ở xung quanh chúng ta. Ăn chay mang đến một cuộc sống lành mạnh, đảm bảo sức khỏe và động vật cũng vì thế mà ít bị giết mổ hơn.
Hiện nay, các món ăn chay không chỉ xuất hiện trong bữa tiệc cỗ, mà còn được chế biến, bày biện trên những mâm cơm thân mật dành cho gia đình. Để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chọn lựa, chế biến các món ăn chay. Chúng tôi sẽ điểm danh một số món ăn tiêu biểu nhất trong những ngày ăn chay được nhiều người áp dụng.
Đậu hũ xào rau củ
Món ăn có vị thanh mát của củ, quả và dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên
Một trong các món ăn chay thường ngày luôn được mọi người nhắc đến chính là đậu hũ xào rau củ. Nguyên liệu của món ăn này cũng rất dễ kiếm, bạn có thể dạo quanh các khu chợ hoặc qua siêu thị là có tất cả. Để nấu thành công món đậu hũ xào rau củ, nguyên liệu chính chủ yếu gồm có: 2 thanh đậu hũ, 1 củ sen nhỏ, 1 củ cà rốt, 1 củ cải và 50g nấm rơm hoặc nấm hương. Ngoài ra, một số gia vị cần có như: dầu ăn, 2 thìa màu đường, 2 thìa hạt tiêu, 5 tép tỏi đã được đập dập, 3 thìa xì dầu, 3 thìa muối tinh khiết.
Bước vào giai đoạn chế biến, trước tiên đậu hũ cần được rửa sạch, cắt miếng vuông nhỏ vừa đủ ăn rồi chiên giòn các mặt. Củ Sen nhỏ cần được gọt vỏ sạch sẽ, sau đó cắt thành từng miếng ngâm cùng nước giấm pha loãng để tránh bị thâm. Nếu như trong nhà không có giấm, bạn có thể thay thế bằng nước cốt chanh. Cà rốt và củ cải nạo vỏ, thái khúc. Nấm rửa sạch, ngâm nước muối loãng trong khoảng 15 phút để có độ nở, sau đó rửa sạch bằng nước. Kế tiếp là bạn bỏ tất cả chung với gia vị đã chuẩn bị sẵn vào chảo, đảo đều đến khi chín, đưa ra đĩa là xong.
Đậu phụ chiên giòn
Món ăn chay dễ nấu
Đậu phụ chiên giòn là món ăn được rất nhiều người yêu thích. Là món ăn có hương vị thơm ngon, dễ thực hiện nên những người ăn chay thường chọn phương thức này để áp dụng. Nguyên liệu chính chủ yếu gồm có: 4 thanh đậu phụ, 30g bột chiên xù và chút dầu ăn.
Cách làm món đậu phụ chiên giòn vô cùng đơn giản, cho dù là người mới vào bếp cũng có thể dễ dàng thực hiện. Đậu phụ mua về, rửa sạch cắt thành từng miếng vuông nhỏ. Sau đó, lăn chúng cùng bột chiên xù rồi đưa vào chảo dầu sôi để rán cho tới khi vàng đều 4 mặt là có thể tắt bếp, bỏ ra đĩa trang trí. Để gia tăng hương vị thêm phần hấp dẫn cho món ăn chay. Bạn có thể ăn kèm với xì dầu hoặc tương ớt.
Đậu phụ xào giá
Đậu phụ xào giá – thực đơn dành cho các ngày ăn chay trong tháng
Có thể với bạn đã biết giá tươi sống chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin bổ dưỡng cho cơ thể chúng ta. Ngoài ra, giá đỗ còn có vị giòn nên rất thích hợp cho việc chế biến cũng như ăn sống.
Đậu phụ xào giá là một trong những món ăn được nhiều người yêu thích. Chỉ cần những nguyên liệu cơ bản như: giá, đậu phụ, hành lá, rau mùi, hành khô, dầu ăn, muối, hạt nêm/mắm chay là bạn có thể dễ dàng thực hiện.
Giá sống sau khi mua về, nhặt bỏ rễ giá, rửa sạch nhiều lần với nước rồi vớt ra để ráo. Rau mùi rửa sạch, hành khô, hành lá thái nhỏ bỏ riêng. Đậu phụ rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ, chiên vàng 4 mặt cho tới khi chín, đổ ra. Kế tiếp là phi thơm hành khô bằng dầu, đổ đậu đã rán vào trong. Sau đó, nêm nếm gia vị đã chuẩn bị sẵn để cho đậu thấm rồi bỏ giá vào xào với mức lửa to, đảo nhanh và đều tay trong thời gian 5 phút. Đến khi đậu phụ xào giá đã chín, bạn có thể rắc thêm một chút tiêu xay, rau mùi, hành lá và múc ra đĩa tận hưởng thành quả của mình.
Canh chua nấm
Trong các món ăn chay thường ngày, canh chua nấm được đánh giá là xuất sắc nhất. Công dụng của canh chua nấm không chỉ giúp cân bằng bữa ăn, mà còn mang đến hương vị chua nhẹ làm tăng khẩu vị của các thành viên trong nhà. Nguyên liệu để làm món ăn này khá phổ biến, dễ kiếm tìm. Bạn chỉ cần chuẩn bị 100g đậu hũ, 80g cà chua, 80g nấm kim châm, 50g nấm hương, 50g dứa, 50g dọc mùng, 50g đậu bắp, 400ml nước cốt dừa, 50ml nước cốt quất là có thể bắt tay vào chế biến ngay.
Đậu hũ mua về rửa sạch, cắt nhỏ hình vuông. Dứa cần gọt vỏ, bỏ mắt và cắt thành từng lát mỏng. Cà chua rửa sạch, bổ múi. Dọc mùng tước xơ, cắt xéo, rửa sạch, bóp muối ngâm nước để giảm độ ngứa khi ăn. Đậu bắp bỏ cuống, cắt xéo. Nấm đông cô và Kim chi cắt bỏ chân, ngâm nước muối 20 phút để khử mùi hôi rồi rửa lại với nước sạch, để ráo. Quất vắt lấy nước cốt, bỏ hạt.
Để chế biến món ăn chay ngày thường bằng canh chua nấm. Bạn đun dầu nóng già, thả đậu vào, nêm nếm hạt nêm chay cùng một chút đường rồi xào lên cho mềm và thơm. Tiếp đến là bỏ vào đó khoảng 400ml nước cốt dừa + 400ml nước sạch vào một nồi khác. Cho thêm 50ml nước cốt quất, 2 thìa hạt nêm chay, 2 thìa canh đường, ½ thìa cà phê muối. Đun cho đến khi sôi rồi cho đổ đậu bắp, bạc hà, nấm kim chi và đậu hũ đã xào vào chờ cho tới khi chín là xong.
Món ăn chay mang hương vị thanh tao, mát dịu
Cà tím xào chay
Đối với các ngày ăn chay trong tháng, cà tím xào chay là món ăn đáp ứng được nhu cầu cung cấp dinh dưỡng cao. Là một trong những thực phẩm chay được nhiều người chọn lựa. Cà tím xào chay không chỉ giàu vitamin, khoáng chất, mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, tốt cho sức khỏe của người ăn chay.
Nguyên liệu chủ yếu trong món ăn này là cà tím, boa rô, lá lốt, nấm rơm, đậu hũ. Tất cả các nguyên liệu này đều cần rửa sạch, cắt nhỏ theo mức độ ăn. Tuy nhiên, đối với đậu hũ, bạn cần phải cắt vuông, rồi chiên cho vàng trước khi đưa vào chế biến. Boa rô cắt riêng phần lá và thân, lá lốt cắt nhỏ dạng sợi.
Trước tiên bạn đun sôi dầu ăn, cho boa rô vào xào thơm, đổ thêm cà tím đảo đều. Sau thời gian 3 phút bạn tiếp tục bỏ đậu hũ đã rán + thêm nấm rơm rồi nêm nếm gia vị chay cho vừa khẩu vị ăn. Công đoạn cuối cùng là rắc lá lốt lên trên và đảo qua cho tới khi chín là xong.
Ngoài các món ăn chay thường ngày như chúng tôi chia sẻ chi tiết. Bạn có thể chế biến thêm nhiều món ăn chay phổ biến khác như: chả bắp, cà ri chay, canh nấm hầm bí, khổ qua xào đậu hũ cà rốt chay, cải thảo xào nấm…..v.v. Tất cả các món ăn này đều đảm bảo dinh dưỡng, giàu vitamin và các khoáng chất nên rất tốt cho sức khỏe trong quá trình thực hiện ăn chay.
Những ngày ăn chay trong tháng có được ăn trứng không?
Theo lời Phật dạy, ăn chay chính là phương pháp lành mạnh tránh việc sát sinh, hạn chế ăn những thực phẩm trải qua quá trình giết mổ. Do đó, món ăn nào có mầm mống sinh tồn tức là mình đang trực tiếp kết liễu sinh mạng và sẽ trở thành người có tội. Tuy nhiên, đối với trứng gà, trứng vịt hay trứng chim….nếu không có trống nghĩa là không có mầm mống sinh tồn. Nên khi ăn những loại trứng này sẽ không mang tội sát sinh. Hiện nay, những người theo đạo Phật đang áp dụng ăn chay kỳ hoặc ăn chay trường. Nhưng với người ăn chay kỳ, họ vẫn có thể ăn trứng vào những ngày bình thường được.
Đối với Phật tử tại gia tu theo nhân thừa, cần giữ 5 giới. Nên họ cũng coi việc ăn trứng không trống là không có tội. Thế nhưng, đối với những người tu Tiên, ăn trứng không trống sẽ là điều cấm kỵ. Bởi tu tiên hiện là phương thức tập luyện để thân thể nhẹ nhàng, vì thế họ không được ăn những thức ăn trược uế.
Trên thế giới sẽ định nghĩa việc ăn chay chính là tránh cung cấp các thực phẩm từ thịt động vật vào trong cơ thể của mình. Vì thế một số người cho rằng, trứng không nằm trong danh sách thực phẩm ăn chay hàng ngày. Bởi đó là sự kết tinh, giao phối của trống và mái. Cho nên vẫn có mầm mống sinh tồn ở bên trong của trái trứng này. Nhưng những quả trứng không được thụ tinh, cũng như không có khả năng sinh sôi nảy nở. Một số nước trên thế giới lại coi đó là thực phẩm chay khuyến khích nên ăn.
Trứng là thực phẩm gây tranh luận trong việc dùng để ăn chay
Một số lưu ý cần tránh trong những ngày ăn chay
Khi thực hiện các món ăn chay thường ngày trong tháng. Bạn cần lưu ý và tránh những điều sau:
- Loại bỏ hoàn toàn sự kiêu ngạo, nên coi trọng người khác và cần có tâm từ bi thương xót chúng sinh.
- Mặc dù là ăn chay, nhưng cũng cần phải chọn đa dạng thực phẩm chay để đảm bảo sức khỏe hàng ngày.
- Đã là ăn chay, tuyệt đối không nên chế biến những món ăn như giả gà, giả vịt, giả giò…v.v. Vì nếu chỉ để lừa vị giác mà tâm vẫn chưa thực sự tịnh thì khác nào là không ăn chay.
Với tất cả những gì chúng tôi chia sẻ, chắc hẳn bạn đã hiểu những ngày ăn chay trong tháng quan trọng với sức khỏe và tâm tính thế nào. Hy vọng đó sẽ là kiến thức hữu ích giúp cho bạn có được góc nhìn sâu hơn về các món ăn chay thường ngày của người tu đạo. Nếu đã quyết định thực hiện ăn chay, bạn cần phải lựa chọn thực phẩm chay thật kỹ và có sự kiên nhẫn ngay từ ban đầu. Chúc bạn có được sự trải nghiệm ý nghĩa trong những ngày ăn chay và sớm thành công.