Thiên sư Thích Nhất Hạnh – cái tên dần trở nên gần gũi với người Việt. Vì chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp tên ông trên những quyển sách chánh niệm nổi tiếng.

Nhờ quan điểm sống tích cực, ông có tầm ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ ngày nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ Thiền sư Thích Nhất Hạnh là ai và tiểu sử của ông ra sao.

Nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật về người trong bài viết dưới đây nhé!

Đôi nét về Thiền sư Thích Nhất Hạnh

thiền sư thích nhất hạnh

Hình ảnh chân dung Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Tên khai sinh của Thích Nhất Hạnh là Nguyễn Đình Lang.

Ông sinh ngày 11 tháng 10 năm 1926, mất vào ngày 22 tháng 1 năm 2022. Ông là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội và nhà hoạt hòa bình người Việt Nam.

Ngoài ra, ông còn là người sáng lập tông phái Truyền thống Làng Mai. Đây là một cộng đồng về thiền định thuộc Giáo hội Phật giáo Thống nhất.

Thích Nhất Hạnh được coi là cha đẻ của phường pháp chánh niệm. Nhờ đó mà người có tầm ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của Phật giáo Tây phương.

Nhiều người thắc mắc rằng Thiền sư Thích Nhất Hạnh ở đâu? Thời thơ ấu, người sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế.

Đến năm 16 tuổi ông xuất gia theo Phật Tâm Tông, một pháp môn tu tập. Năm 1949, Thích Nhất Hạnh trở thành một nhà sư.

Trong thời chiến, vì bày tỏ thái độ phản đối chiến tranh ở Việt Nam vào những năm 1960, ông bị lưu đày khỏi đất nước.

Lưu vong tại Pháp suốt 40 năm, ông đã thành lập hàng chục tu viện, trung tâm tu tập và gắn bó hơn nửa cuộc đời tại Tu viên Làng Mai ở Tây Nam nước Pháp.

Năm 2005, ông về nước và sống tại Tổ Đình Từ Hiếu (Huế) từ tháng 11 năm 2018 cho đến khi qua đời.

Cuộc đời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh – sư ông Làng Mai, là bậc thầy hướng dẫn tâm linh, có ảnh hưởng sâu rộng trên khắp thế giới.

Thiền sư là một nhà văn hóa, nhà văn, nhà sử gia, học giả và nhà hoạt động hòa bình Thời thơ ấu và sự nghiệp của ông đã được người đời ghi lại chi tiết, rõ ràng.

Thời thơ ấu Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Ông xuất thân trong một gia đình có 6 anh chị em, có cha làm quan trong triều đình nhà Nguyễn thời Pháp thuộc.

Cha tên là Nguyễn Đình Phúc, mẹ là Trần Thị Dĩ. Trong 6 anh em, ông có ba người anh lớn, một người chị và một em trai út, còn ông là con áp út.

Năm Thích Nhất Hạnh lên 4 tuổi, cha của ông được phái đi giám sát việc khai phá rừng làm đất canh tác cho nông dân ở miền núi tỉnh Thanh Hóa, cách nhà khoảng 500km.

Để được gần cha, ông cùng mẹ và các anh chị em chuyển đến huyện Nông Cống, Thanh Hóa để sinh sống.

Ở nơi sống mới, ông được đi học và học thêm tại các lớp dạy tư tại nhà vào kỳ nghỉ Hè.

Vốn ham học, nên ngoài giờ ở trường tiểu học, ông còn dành thời gian để nghiên cứu quốc ngữ, tiếng Pháp và Hán ngữ cổ.

Ông rất thích đọc những cuốn sách, tạp chí Phật giáo mà anh trai của ông đem về nhà.

Hướng tới Phật pháp, quyết tâm tu hành

Trong nhiều bài pháp thoại sau này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh thường nhắc lại một khoảng khắc quan trọng trong cuộc đời người.

Đó là vào năm 9 tuổi, khi ông tình cờ nhìn thấy hình Bụt trên bìa của một tạp chí Phật giáo.

Vị Bụt ngồi bãi cỏ với tâm thế thật an nhiên, miệng nở nụ cười từ bi.

Hình ảnh ấy đã in sâu vào tâm trí của ông và để lại trong ông một nỗi khao khát, bâng khuâng về sự bình an và tĩnh lặng.

Trái với thực tế lúc bấy giờ, Việt nam bị thực dân Pháp xâm lược, người dân chỉ toàn khổ đau và bất công.

Kể từ ngày đó, ông đã xác định được rõ ràng rằng mình sẽ trở thành một người tu hành để có thể sống bình an, thanh tịnh và giúp mọi người có được điều đấy.

Khoảng sáu tháng sau, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được trải nghiệm tâm linh lần đầu.

Đó là trong một chuyến dã ngoại do trường tổ chức tới một ngọn núi thiêng trong vùng.

Theo như người kể lại, khi nghe nói rằng có một ông Đạo sống trên núi này nên trong giờ ăn trưa ông đã lén đi khám phá một mình.

Đi quanh ngọn núi, không tìm thấy ông Đạo đâu, vừa mệt, vừa khát, bất chợt ông nhìn thấy một cái giếng tự nhiên nước trong vắt.

Ông vốc nước lên uống rồi nằm ngủ thiếp đi trên một tảng đá cạnh đó. Trải nghiệm đó, khiến ông cảm tưởng rằng cái giếng nước ấy chính là phép màu mà ông Đạo đã ban đến thỏa mãn cơn khát cho mình, cái giếng là hiện thân của ông Đạo.

Trong đầu ông liền lóe lên một câu tiếng Pháp: “J’ai gouté l’eau la plus délicieuse du monde”, dịch là “tôi đã nếm được thứ nước ngon nhất trên đời”. Kể từ đó ông nuôi trong mình giấc mơ được xuất gia.

thiền sư thích nhất hạnh muốn xuát gia

Thiên sư Thích Nhất Hạnh mong muốn xuất gia

Thiên sư Thích Nhất Hạnh xuất gia

Vì biết cuộc sống của người xuất gia rất khó khăn nên cha mẹ của ông không cho phép. Tuy nhiên, ông vẫn khao khát được xuất gia cùng anh trai.

Trong thời gian chờ đợi cha mẹ hồi tâm chuyển ý, ông đã tự trau dồi kiến thức về Phật giáo mỗi ngày.

Thấy được khát vọng của con trai mình, cuối cùng cha mẹ cũng đã đồng ý cho thầy thực hiện ước mơ xuất gia.

Năm 1942, Thiền sư Thích Nhất Hạnh được xuất gia với thầy Bổn Sư là Thiền sư Chân Thật thuộc dòng thiền Lâm Tế Chánh Tông và phái Liễn Quán, khi ấy Thích Nhất Hạnh 16 tuổi.

Điệu Sung là tên của ông khi mới vào chùa. Sau ba năm, ngày rằm tháng 9 (âm lịch) năm 1945, ông chính thức được trị giới sa di. Lúc ấy, pháp tự của ông là Phùng Xuân, pháp hiệu là Nhất Hạnh, do Bổn Sư đặt.

Thích Nhất Hạnh tu học theo trường phái Đại Thừa và chính thức trở thành một nhà sư vào năm 1949.

Ông đã kết hợp nhiều trường phái thiền khác nhau cùng với các phương pháp truyền thống của Phật Giáo và kiến thức về tâm lý học đương đại phương Tây.

Ông đã tạo ra cách tiếp cận thiền định một cách hiện đại nhất.

Khi nói về tiểu sử của Thiền sư Thích Nhất Hạnh thì ai cũng phải nhớ đến ông là lãnh đạo có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Phật giáo ở phương Tây.

Sự nghiệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Nổi bật nhất trong sự nghiệp của Thiên sư Thích Nhất Hạnh là đã đưa ra khái niệm “Phật giáo dấn thân” trong cuốn “Việt Nam: Hoa sen trong biển lửa”. Kể từ đó, cuộc đời ông đã dành hoàn toàn cho công việc chuyển đổi bên trong vì lợi ích của xã hội.

Từ năm 1950 đến năm 1960, ông tích cực tham gia các hoạt động phục hưng Đạo Phật.

Ông đóng góp công sức vào các nghiên cứu về tôn giáo và tham gia cứu trợ những nạn nhân của chiến tranh.

Năm 1961 ông sang Mỹ để giảng dạy về Phật học tại Đại học Princeton.

Sau một năm, ông tiếp tục giảng dạy và nghiên cứu Phật giáo tại Đại học Columbia. Tại đây, ông đã kêu gọi các nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi chống lại cuộc chiến tranh Việt nam.

Năm 1967. Thiền sư Thích Nhất Hạnh được để cử giải Nobel hòa bình.

Vào mùng 1 tháng 5 nắm 1966 (âm lịch), ông được nhận Ấn khả từ Sự phụ Chân Thật tại chùa Từ Hiếu. Chính thức, trở thành một vị Thiền sư và nhà lãnh đạo tinh thần của chùa Từ hiếu.

Năm 2005, Thích Nhất Hạnh trở về quê hương Việt Nam với sự đón tiếp đạo tình thắm thiết của các vị Tăng Ni, Phật từ của vùng đất cố đô Huế.

Sau sinh nhật thứ 89, sức khỏe của ông đã giảm sút nhanh do đột quỵ. Sau hơn một năm điều trị phục hồi chức năng, tháng 1 năm 2016 Thiền sư trở về dinh thám tại Làng Mai.

Vào thời gian đó, tuy không thể nói và tê liệt một phần cơ, nhưng ông vẫn tiếp tục cống hiến mình cho Đạo Phật.

Ông thường xuyên tham gia vào các hoạt động thiền hành, ăn chay, đi bộ và các nghi lễ truyền thống mà khi còn khỏe ông vẫn thường làm. 00 giờ ngày 22/1/2022, Thiên sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại chùa Từ Hiếu, thọ 95 tuổi.

thiền sư thích nhất hạnh đóng góp phật giáo

Ông có rất nhiều hoạt động cống hiến cho Phật pháp

Những câu nói hay của Thiên sư Thích Nhất Hạnh

Thích Nhất Hạnh đã để lại cho thế gian một kho di sản khổng lồ về tình yêu cuộc sống và lòng từ bi vô bờ.

Dưới đây là những câu nói hay của Thiền sư Thích Nhất Hạnh giúp ta có thêm sự bình an, thanh thản trong cuộc sống.

Những câu nói của Thích Nhất Hạnh đều mang những hàm ý về chân lý và bài học từ Đức Phật.

Đọc và chiêm nghiệm sâu sắc những điều ông nói là cách để mở ra cho chúng ta một chân trời mới, tư duy mới. Từ đó, chúng ta có thể sống tự do, vui vẻ và bình yên hơn.

Trí tuệ phi thường của ông được đúc kết qua những lời nói có thể biến đổi cuộc sống của chúng ta và mọi người xung quanh.

Ông luôn muốn cho thế gian hiểu rằng năng lượng tích cực là cốt lõi của cuộc sống. Hãy tập trung vào hiện tại để tận hưởng và biết ơn cuộc sống tốt lành mình đang có.

Những câu nói của Thiên sư Thích Nhất Hạnh giống như một liều thuốc chữa lành cho những linh hồn đang đau khổ. Ông luôn thấu hiểu được những tổn thương bên trong mỗi con người.

Đọc xong những câu nói của người, ta dễ dàng có cái nhìn đúng đắn hơn về bản thân và cuộc sống.

Bản chất của cái chết, nỗi sợ hãi và sự tồn tại của tất cả mọi người đề có nguyên do. Vì thể hãy tìm cách vượt qua, chấp nhận thì thân tâm ta mới thanh thản và tự do.

Hình ảnh Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thiền sư thích nhất hạnh ngồi thiền

Thiền sư Thích Nhất Hạnh ngồi thiền

Thiền sư Thích Nhất Hạnh không những làm tròn trách nhiệm của một người tu hành Phật giáo mà còn mang nhiều giá trị cho hòa bình Việt Nam vào thời kì Pháp thuộc.

Nay người đã về cõi Phật, nhưng những di sản ông để lại vô cùng quý giá, giúp chúng ta có cuộc sống an nhiên, hạnh phúc hơn.

Hy vọng qua chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn biết rõ hơn về Thiên sư Thích Nhất Hạnh.

Hãy luôn biết ơn và tôn vinh người từ sâu trong trái tim mình bạn nhé.

 

Chat With Me on Zalo