Phật A Di Đà được nhắc đến rất nhiều trong các kinh sách và khắc họa thành tranh, ảnh, tượng thờ. Tuy nhiên, vẫn nhiều người thắc mắc không biết Phật Adida là ai, đến từ đâu và có hình dáng như thế nào?
Nếu bạn muốn thực sự tìm hiểu sâu về nguồn gốc, ý nghĩa và Phật A Di Đà có thật trên đời này hay không? Hãy dành chút thời gian tham khảo nội dung bài viết của chúng tôi nhé.
Phật A Di Đà và những thông tin chi tiết
Phật Adida
Đức Phật A Di Đà (Adida) hay còn gọi là Amida. Ngài là vị Phật có tầm ảnh hưởng lớn trong Phật giáo nên được tôn kính, phụng thờ ở nhiều đời, nhiều kiếp cho tới tận ngày nay.
Trong kinh sách Phật có ghi chép rõ, Phật Adida là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc. Đó là nơi rất xa, cách chúng ta chừng “mười muôn ức cõi”.
Do là người phàm trần nên chúng ta không có đủ tuệ giác lớn để nhận biết rõ về hằng hà sa số trong thế giới vũ trụ. Vì thế, khi nhắc đến Phật Adida và nơi gọi là Tây Phương Cực Lạc sẽ rất nhiều người băn khoăn không biết Ngài thực sự có thật hay không.
Đức Phật Adida là ai?
Theo như kinh Đại A Di Đà hoặc là Đại kinh Sukhāvatīvyūha có ghi chép lại. Trong một kiếp sống trước đây của A Di Đà vốn là một vị tăng có tên Dharmākara và Pháp tạng.
Khi ấy, Ngài nguyện sẽ tịnh hóa một thế giới trang nghiêm và trở thành nơi Phật độ thanh tịnh, mang nhiều ý nghĩa đẹp cho tất cả thế giới này.
Lúc bấy giờ, tại Sukhāvatī (Cực lạc) và tịnh độ ở phương Tây (gọi là cõi Tây Phương Cực Lạc) là nơi A Di Đà tịnh hóa. Xung quanh Ngài có rất nhiều vị Bồ Tát với các tầng lớp khác nhau. Họ ở đó dẫn dắt những người đã khuất thêm một lần được tái sinh trong đất Phật thanh tịnh của A Di Đà.
Sự tích về Phật Adida như thế nào?
Trong kinh A Di Đà có viết, từ thời xa xưa vị quốc vương Kiều Thi Ca sau khi nghe một vị Phật thuyết pháp đã từ bỏ ngôi vị của mình để bắt đầu tu hành. Ngài lấy niên hiệu là Pháp Tạng, trong tiếng Phạm còn được gọi là Dharmākara.
Do được lĩnh hội những lời dạy của Đức Phật Lokesvara, Phật Adida lúc bấy giờ đã phát ra 48 lời thề nguyện để cứu độ chúng sinh. Trong đó có lời thề thứ 18 là: “Nếu sau khi đạt được chứng Phật quả, tất cả chúng sanh khát khao thành thực và đức tin để được tái sinh trong mảnh đất của tôi. Nếu niệm tên tôi 10 lần mà không được sinh ra ở đó, thì tôi không thể đạt được giác ngộ hoàn hảo.”
Sau quá trình tu luyện, Ngài cũng được giác ngộ tối cao và trở thành Phật Adida được tất cả thế giới một lòng hướng tới. Như vậy có nghĩa lời thề nguyện từ bi vĩ đại của Ngài đã thành hiện thực.
Thế giới tịnh hóa mà Phật Adida mong muốn thiết lập chính là cõi Tây Phương Cực Lạc – nơi giúp chúng sinh giải thoát mọi khổ đau khi gọi tên Ngài. Do đó, cứ vào cứ ngày 17/11 hàng năm, các phật tử sẽ làm lễ vía của Phật A Di Đà và thường niệm danh hiệu của Ngài khi sắp lâm chung để sớm về với miền cảnh giới Cực Lạc.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: http://trucchihanoi.vn/phat-thich-ca.html
Hình dáng Adida như thế nào?
Theo như hình hài được miêu tả lại trong kinh sách Phật. A Di Đà là người trên đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt luôn nhìn xuống và miệng thoáng nụ cười hiền từ, đức độ. Đặc biệt trên người Ngài luôn khoác áo cà sa màu đỏ.
Thường một số tranh ảnh và tượng miêu tả lại hình dáng của Phật Adida là trong tư thế đứng, tay làm ấn giáo hóa. Hiểu theo cách đơn giản là tay mặt đưa ngang vai và chỉ lên trên.
Tay trái sẽ đưa ngang bụng, chỉ xuống, hai lòng bàn tay hướng về phía trước. Trong mỗi một tay, ngón trỏ và cái sẽ chạm nhau tạo thành vòng tròn.
Tuy nhiên, đôi khi Phật Adida còn được miêu tả một cách chân thật. Với tư thế ngồi kiết già trên tòa Sen, tay bắt ấn thiền (để ngang bụng), lưng của bàn tay phải sẽ đặt chồng lên trên lòng bàn tay trái, hai ngón tay cái được chạm vào nhau.
Trên tay của Ngài còn giữ một chiếc bát thể hiện cho chức vị chủ giáo của cõi Tây Phương cực lạc.
Ngoài ra, hình dáng Phật A Di Đà còn được khắc họa và miêu tả ở dạng ấn thiền khác. Đó là ấn thiền A Di Đà. Với ấn thiền này, tất cả các ngón giữa, áp út và ngón út của 2 bàn tay sẽ nằm lên nhau. Ngón trỏ và cái sẽ tạo thành hai vòng tròn chạm nhau.
Một số hình dáng khi Phật Adida ấn thiền được khắc họa lại
Ý nghĩa tên Ngài
Phật A Di Đà là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc và chuyên cứu độ chúng sinh nên được tôn thờ, coi trọng cũng như có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong Đại Thừa Phật Giáo. Do đó, ý nghĩa về tên của Ngài thể hiện sự sâu sắc có phần đặc biệt hơn.
- Vô lượng quang: mang ý nghĩa hào quang, trí tuệ của Phật A Di Đà luôn chiếu rọi khắp mọi nơi.
- Vô lượng thọ: ý chỉ thọ mạng của A Di Đà khá lâu.
- Vô lượng công đức: Ngài có nhiều công đức không ai sánh bằng.
Phật Adida có thật không?
Tây Phương Cực Lạc là nơi cách chúng ta tới “mười muôn ức cõi”, mọi thứ ở đó đều vô cùng huyền bí và khó có thể lý giải vì sao. Tuy nhiên, trong kinh Phật giáo có nhắc đến Phật A Di Đà qua lời kể của Phật Thích Ca. Vì thế, Phật Adida chắc chắn sẽ là có thật.
Phật Thích Ca là người luôn tuyên thuyết về kinh Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ. Do đó, mỗi lời nói của Ngài đều là có thật trong đó có Phật Adida. Vì thế, nếu tin vào Phật pháp bạn sẽ cảm nhận được sự tồn tại của Đức Phật A Di Đà xung quanh chúng ta.
Sự nhầm lẫn giữa Phật Di Đà và Phật tổ
Phật Adida và Phật tổ
Hiện nay vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa Phật A Di Đà và Phật tổ là một. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm vì trong Phật Giáo Đại Thừa, Phật Adida luôn được tôn thờ nhiều nhất. Tên của Ngài đã chứng minh cho thọ mệnh vô lượng và ánh sáng vô lượng.
Phật tổ hay còn gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni được coi là “thầy” của tất thảy vạn vật trên thế gian và cũng là người sáng lập đạo Phật. Ngoài ra, Phật tổ còn được tôn là bậc giáo chủ của Cõi Ta Bà chính là cõi khổ đau và là trái đất – nơi con người chúng ta sinh sống, tồn tại.
Ngoài ra, điểm phân biệt rõ rệt nhất giữa hai vị Phật này chính là hình dáng tượng đồng của từng người. Phật Adida sẽ thường xuyên khoác áo cà sa màu đỏ, trước ngực có chữ “Vạn”.
Phật tổ Như Lai khoác áo cà sa màu vàng, trước ngực không có chữ “Vạn”. Vì thế, đây là hai người không giống nhau, chỉ cần quan sát kỹ là bạn có thể dễ dàng nhận ra.
Đi trên con đường học hoặc tu đạo là cả một quá trình dài cần có sự kiên nhẫn. Do đó, để giải thoát sự thống khổ của con người có khi phải mất cả một đời mới đủ.
Bởi vậy, việc nắm rõ kiến thức về xuất thân và lịch sử của từng vị Phật chính là sự tôn kính từ phía chúng ta. Qua những điều chúng tôi chia sẻ, hy vọng đó sẽ là thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về Phật A Di Đà và càng trân quý những điều Ngài làm cho tất cả chúng ta.