Được coi là cốt tủy trong giáo lý nhà Phật, Tứ diệu đế từ lâu đã trở thành lời dạy căn bản mà bất cứ ai cũng cần biết. Triết lý chỉ ra sự thật về cuộc sống đau khổ của chúng sinh, ngọn nguồn, nguyên do dẫn đến khổ đau và cách thức thực hành để chấm dứt khổ ải. Để hiểu sâu hơn về chủ đề này, bạn có thể tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết của chúng tôi.

Tứ diệu đế là gì?

Tu dieu de – một trong những giáo pháp Phật giáo Việt Nam

Tứ diệu đế hay Tứ chân đế là một cụm từ với sự kết hợp của “Tứ” có nghĩa là bốn, “diệu” tượng trưng cho quý báu, giá trị và “đế” biểu thị sự thật. Như vậy có thể hiểu rằng, Tứ diệu đế chính là bốn chân lý sự thật quý báu. Triết lý này do Đức phật Thích Ca phát hiện ra, trong đó bao gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế. 

Nguồn gốc và sự xuất hiện của Tứ diệu đế

Thái tử Tất Đạt Đa, hiệu là Phật Thích Ca đã thiền định 49 ngày đêm dưới cội bồ đề để thấu tỏ được 4 sự thật của trần gian hay còn gọi là Tứ chân đế. Khi đó tâm Ngài tịnh, dạ Ngài trong, hồn sáng láng, diệt trừ được hoàn toàn khổ ải trong lòng.

Với đức hạnh từ bi, Phật Thích Ca muốn đem tất cả sự thật mà Ngài tâm niệm được giảng giải cho chúng sinh để muôn loài thoát khỏi vòng luân hồi nơi trần thế. Vậy nên ngay trong bài thuyết đầu tiên, Đức Phật đã đề cập đến Tứ diệu đế. Người đã thuyết pháp cho Năm anh em ông Kiều Trần Ngư tại vườn Nai. Ngài độ cho họ chứng quả và giác ngộ giải thoát. Từ đây, Tăng Hoàng đã được ra đời, mở ra con đường rộng lớn cho bộ kinh Tứ diệu đế.

Ý nghĩa của Tứ diệu đế

Giáo lý này chỉ ra những sự thật khổ đau trong nhân gian. Sự thật ấy gần gũi trong cuộc sống thường ngày của mỗi con người vì không ai là chưa từng trải qua. Từ đó hướng chúng sinh tới điều thiện, hành động đúng đắn để bài trừ cái ác. Cuối cùng Đức Phật đưa ra những cách thức giúp con người giải thoát khỏi khổ đau, đạt được hạnh phúc trọn vẹn.

Như vậy là chúng ta đã hiểu được Tứ diệu đế là gì và nguồn gốc, ý nghĩa của triết lý này. Vậy Tứ thánh đế muốn hướng con người tới những điều như thế nào?

Khổ đế

Đầu tiên là Khổ đế. “Khổ” có nghĩa là những điều khiến ta đau đớn, khó chịu, mệt mỏi, thậm chí muốn chối bỏ, xua đuổi mọi thứ xung quanh. Khổ đế là sự thật về bản chất khổ đau của đời sống con người. 

Khi con người ta nhận thức rõ được Khổ đế chắc chắn sẽ có cách nhìn đúng đắn, không né tránh, ruồng bỏ để từ đó học hỏi từ khổ đau và tìm được cách giải thoát cho chính bản thân mình. Như Đức Phật từng nói, đời người ai cũng phải trải qua 4 nỗi khổ lớn nhất đó là: sinh, lão, bệnh, tử.

Sinh là khổ

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Cả người mẹ và thai nhi đều khổ. Người mẹ vất vả vì phải mang cái bụng nặng trĩu suốt 9 tháng 10 ngày đi khắp mọi nơi. Rồi việc ăn uống kiêng khem, thay đổi về ngoại hình cũng gây ảnh hưởng tới tâm lý bà bầu. 

Thai nhi trong bụng mẹ luôn bí bách, tối tăm, khi phải chịu nóng, lúc lại chịu lạnh. Tới ngày trở dạ sinh con thì cửa sinh ấy cũng là cửa tử. Người mẹ đau đớn quằn quại, con trẻ mới sinh ra thì cất tiếng khóc khổ. Như vậy Đức Phật mới dạy, sinh ra đời là khổ.

Già là khổ

Ở tuổi trung niên rồi cao niên, con người ta bắt đầu cảm nhận rõ ràng về sự thay đổi từ bên ngoài lẫn trong cơ thể. Bên ngoài là mắt mờ, chân chậm, da dẻ nhăn nhúm, xương cốt yếu đi. Bên trong là suy nghĩ, lo lắng đủ thứ chuyện trên đời. Do đó mà già là khổ.

Bệnh là khổ

Bệnh tật là khổ đau nên không ai mong muốn. Chúng ta bị bệnh do ăn uống, tiếp xúc với môi trường nguy hại và những căn bệnh này khiến chúng ta sợ hãi, lo lắng, đau đớn tột cùng. Trong cuộc sống này chẳng ai là người chưa từng mắc bệnh, không bệnh nhẹ thì bệnh nặng. Nguyên nhân gây ra bệnh chính là một loại khổ đau.

Chết là khổ

Chúng ta ai rồi cũng sẽ trở về với cát bụi. Có những người tới cuối đời vẫn phải chịu đau đớn, ra đi rồi nhưng vẫn không được thanh thản. Có những người không muốn chết nhưng vẫn phải chết. Rồi có những người chết rồi, để lại nỗi khổ cho con cháu, cho thế hệ sau. Như vậy chết là khổ.

Cầu bất đắc khổ

 Ở đời, con người có rất nhiều mong muốn về tiền bạc, sự nghiệp, con cái, hạnh phúc, bình an… Tuy nhiên có những điều chúng ta khấn vái, thỉnh cầu lại không được toại nguyện khiến khổ càng thêm khổ.

Ái biệt ly khổ

Những người mình quý mến, thương yêu mà buộc phải chia lìa là khổ. Bố mẹ ly hôn, ông bà mất đi, bạn bè ly biệt thì mình đều khổ. Bản thân mình luôn muốn có người yêu thương bên cạnh nhưng sự đời có mấy khi chiều lòng người. Những điều không mong muốn ấy đem đến khổ đau.

Oán tắng hội khổ

Những người oán ghét nhau, không ưa nhau lại phải ở gần nhau. Vậy nên mới có câu “ghét của nào trời trao của đó”, ta càng ghét người này thì lại gặp cảnh buộc phải ở gần. Từ đó mà tạo nên cái khổ.

Ngũ ấm xí thịnh khổ

Ngũ ấm tức sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Khi ngũ ấm cường thịnh quá cũng khổ mà suy vong quá cũng khiến con người ta khổ. Những thứ này thiêu đốt tâm can làm cho chúng ta không thể sống thanh thản, thoải mái.

Tập đế

Sơ đồ về tập đế

Sự thật thứ hai mà kinh Tứ diệu đế muốn nhắc đến là Tập đế. “Tập” ở đây có nghĩa là nguyên nhân, lý do. Tập đế tức là sự thật về các nguyên nhân gây ra sự khổ đau của con người. Ngọn nguồn của mọi khổ ải đề bắt nguồn từ Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi và Thân . 

Diệt đế

Tứ diệu đế không chỉ nói đến những nỗi khổ đau của chúng sinh mà còn chỉ ra cách diệt trừ nó. “Diệt” có nghĩa là diệt trừ, không còn nữa. Do đó, diệt đế chính là sự thật về cách diệt hết các khổ ải trong cuộc đời.

Đạo đế

Đây là yếu tố cuối cùng trong Tứ diệu đế. “Đạo” ở đây mang nghĩa là hướng đi, phương pháp. Đạo đế chính là những sự thật về con đường chấm dứt khổ đau, mang đến cuộc sống bình yên, hạnh phúc. 

Trong Đạo đế, Đức Phật đã chỉ ra con đường diệt khổ cho toàn bộ chúng sinh. Con đường này gồm 8 điều, hay còn được gọi là Bát chánh đạo:

  • Thứ nhất là chánh kiến: nghĩa là có hiểu biết, trí tuệ, nhận thức sự việc trong đời sống một cách đúng đắn, chân chính.
  • Thứ hai là chánh tư duy: nghĩa là suy nghĩ chân chính dựa trên hiểu biết, chánh kiến của bản thân. Đối với những suy nghĩ bất thiện thì buộc phải diệt trừ, còn những suy nghĩ thiện thì phải phát triển.
  • Thứ ba là chánh ngữ: nghĩa là nói những lời chân thật. Từ trong suy nghĩ sẽ dẫn tới lời nói. Cần nói lời hay ý đẹp, không nói dối, nói tục gây tổn hại đến người khác.
  • Thứ tư là chánh nghiệp: nghĩa là hành động chân chính, tránh tạo ác nghiệp. Cần tuân theo ngũ giới, làm những việc có ích, không gây đau khổ cho chúng sinh.
  • Thứ năm là chánh mạng: nghĩa là nuôi mạng sống của mình một cách chân chính, không làm những nghề nghiệp xấu.
  • Thứ sáu là chánh tinh tấn: nghĩa là nỗ lực, chăm chỉ một cách đúng đắn, hợp pháp.
  • Thứ bảy là chánh niệm: nghĩa là suy nghĩ, nhớ nhung những điều phải, hợp pháp, trí tuệ tỉnh giác.
  • Thứ tám là chánh định: nghĩa là gom tâm cố định vào một đối tượng, cụ thể ở đây là các bậc thiền siêu tam giới.

Bát chánh đạo là tập hợp của 8 yếu tố nói trên, sẽ giúp con người sống thanh thản, bình yên, thoát khỏi sầu khổ. 

Kinh tứ diệu đế

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể tìm hiểu và tụng kinh Tứ diệu đế. Nếu như bạn đang rơi vào khổ đau, bế tắc. Hãy tìm đến với bộ kinh này để giúp cho việc nhận thức đúng đắn, hóa giải nỗi đau và thoát ly khỏi khổ ải.

Một vài lưu ý cho bạn khi tụng kinh pháp giáo này, đó là trong khi tụng bạn nên đọc từ từ, chậm rãi. Đặc biệt là đọc với âm lượng vừa đủ để cảm nhận được sự thư thái trong tâm hồn. Tụng từng từ, rõ chữ và hoàn toàn chú tâm vào lời kinh. Bạn cần giữ cho được tinh thần trong sáng, an lạc để thu hiệu quả cao.

Hiện nay kinh Tứ thánh đế đang được lưu hành phổ biến trong rất nhiều đền, chùa. Do đó, bạn có thể đến các cơ sở Phật giáo để tìm đọc bộ kinh này. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm ở các Nhà sách lớn hiện nay để mua.

 

Đó là những thông tin cụ thể nhất về Tứ diệu đế và Bát chánh đạo chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng thông qua bài viết của chúng tôi. Mọi người sẽ hiểu sâu hơn về Đạo Phật và áp dụng triết lý này vào cuộc sống để có một cuộc đời an nhiên.

 

Chat With Me on Zalo