Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức ra đời nhằm mục đích tập hợp các Tăng sĩ Việt Nam. Họ cùng nhau gìn giữ tín ngưỡng Đạo Phật và phát triển ngày một rộng hơn.
Nếu bạn đang băn khoăn muốn biết người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam là ai?
Lịch sử hình thành của Giáo hội như thế nào? Cơ cấu tổ chức ra làm sao và có các thành viên nào tham dự. Hãy cùng chúng tôi đi sâu và chi tiết hơn nhé.
Khái quát về Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Giáo hội có 2 địa điểm chính đó là Hà Nội và TPHCM
Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức về Phật giáo Việt Nam. Giáo hội đại diện cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước tham gia vào các tổ chức Phật giáo Quốc tế.
Được thành lập vào ngày 7 tháng 11 năm 1982 trong Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ. Hiện nay, người đứng đầu Giáo hội là đạo lão hòa thượng Thích Trí Quảng.
Văn phòng Trung ương của Giáo hội được đặt tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội. Tuy nhiên, tại Thành phố Hồ Chính Minh còn có Văn phòng Thường trực của Giáo hội đặt ởThiền viện Quảng Đức.
Giáo hội hoạt động với phương châm: Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội.
Cách vận hành dựa trên cơ sở kính ngưỡng, phụng hành Giáo pháp, tuân tủ Giới luật Phật chế và Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Quá trình hình thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Phật Giáo là tôn giáo tồn tại lâu đời ở Việt Nam. Từ khi du nhập vào nước ta Đạo Phật tồn tại và phát triển theo truyền thống hệ phái.
Các hệ phái hoạt động độc lập, ít có sự hợp tác, liên hệ và chịu ảnh hưởng lẫn nhau.
Vào khoảng thời gian Thực dân Pháp xâm lược nước ta. Với mưu đồ xóa bỏ tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa truyền thống của người dân Việt Thực dân Pháp đã ra sức chèn ép, miệt thị Đạo Phật.
Pháp mang những văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo phương Tây truyền bá vào Việt Nam nhằm mục đích đồng hóa dân tộc ta.
Thế nên, Phật giáo không còn được ủng hộ như trước, lâm vào cảnh suy tàn.
Trong tình cảnh đó, một số Tăng Ni, Cư sĩ yêu nước, có tinh thần đạo pháp đã quyết tâm khôi phục lại bằng cách mở trường Phật học, dịch kinh cổ sang chữ quốc ngữ nhằm thuận tiện cho các Phật tử dễ tiếp cận.
Ngoài ra, họ còn xây dựng các cơ sở xã hội, xuất bản tạp chí với mục đích mang kiến thức Phật giáo cùng nhau học Phật, nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc.
Các Tăng Ni còn được học văn hóa để nâng cao trình độ.
Phật giáo Việt Nam nhận ra rằng muốn giữ vững truyền thống tôn giáo lâu bền thì phải có sức mạnh đoàn kết, liên kết với nhau thành một tổ chức để bảo vệ văn hóa truyền thống, chấn hưng đạo pháp và góp phần đấu tranh giải phóng dân tộc.
Do đó, các cuộc vận động thống nhất Phật giáo trong cả nước bắt đầu được tiến hành:
- Cuộc vận động thống nhất Phật giáo lần thứ nhất (năm 1951).
- Cuộc vận động thành lập Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam ở các tỉnh, thành phố phía Bắc (năm 1957 – 1958).
- Cuộc vận động thống nhất Phật giáo vào năm 1964.
Nhìn chung cả ba cuộc vận động này còn chưa thật sự trọn vẹn, vì các cuộc vận động chỉ có hiệu quả với một vài vùng miền.
Điều này chưa đạt được mục tiêu thống nhất Phật giáo trên toàn quốc.
Đầu năm 1980, Ban Vận động thống nhất Phật giáo đã họp để thống nhất phương án tiến hành Cuộc việc động thống nhất Phật giáo trong phạm vi cả nước.
Ban Vận động gồm có 9 tổ chức, hệ phái tham gia:
- Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam tại miền Bắc.
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (Chùa Ấn Quang).
- Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam.
- Giáo hội Tăng già nguyên thuỷ Việt Nam.
- Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ (Phật giáo Khmer).
- Giáo phái Khất sĩ Việt Nam.
- Giáo hội Thiên Thai giáo quán tông.
- Hội Phật học Nam Việt.
Tháng 11 năm 1981, Đại hội thống nhất Phật giáo được tổ chức tại Chùa Quán Sứ với sự tham dự của 168 Giáo phẩm, Tăng Ni, Cư sĩ đại diện cho 9 hệ phái.
Qua đó, đã thống nhất thành lập một tổ chức chung của Phật giáo Việt Nam lấy tên là Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Thành viên tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Các thành viên chủ chốt trong Giáo hội
Thành phần chính tham gia Giáo hội có các tổ chức, hệ phái Phật giáo Việt Nam, Tăng Ni, Cư sĩ đã tập hợp lại với nhau. Tất cả đều chấp nhận thực hiện Hiến chương của Giáo hội, hình thành nên một tổ chức Phật giáo Việt Nam vững mạnh.
Thành viên Tăng, Ni trong Giáo hội chia thành 2 nhóm: giáo phẩm và đại chúng.
- Nhóm giáo phẩm gồm có:
- Giáo phảm Tăng, gồm: Hòa Thượng, Thượng Tọa.
- Giáo phẩm Ni, gồm: Ni Trưởng, Ni Sư.
- Nhóm giáo phẩm, gồm có những Tăng, Ni đã thụ giới Tỳ kheo (Đại Đức), Tỳ kheo Ni (Sư cô), Sa di, Sa di Ni, Thức xoa Ma na.
Cơ cấu tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Một tổ chức khi được thành lập cần có bộ máy tổ chức làm việc để điều tiết các hoạt động trở nên đúng hướng.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức tôn giáo lớn của đất nước, cơ cấu tổ chức được vận hành thống suốt từ trung ương đến địa phương. Mỗi phân cấp sẽ có cơ cấu tổ chức cũng như trách nhiệm khác nhau.
Cấp trung ương
Cấp trung ương của Giáo hội gồm có hai bộ phận chính là Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Hội đồng chứng minh là cơ quan tối cao về Đạo pháp và Giới luật của Giáo hội.
Hội đồng chứng minh bao gồm chư vị Hòa thượng tiêu biểu của Giáo hội. Họ phải là những người có ít nhất 70 tuổi đời và 50 tuổi đạo.
Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh tiền nhiệm sẽ giới thiệu và suy tôn tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc (diễn ra 5 năm 1 lần).
Ban thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VIII (2017 – 2022) hiện đang có:
- Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam là Hòa thượng Thích Phổ Tuệ (đã mất)
- Các Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, gồm 12 Phó Pháp chủ: Hòa thượng Thích Trí Quảng, Hòa Thượng Thích Giác Nhường, Hòa thượng Thích Thanh Dũng, Hòa thượng Thích Thanh Sam, Hòa thượng Dương Sơn, Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Hòa Thượng Thích Đức Phương, Hòa thượng Thích Thanh Đảm, Hòa thượng Thích Thanh Từ, Hòa thượng Thích Thiện Duyên.
- Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam là cơ quan điều hành, quản lý hành chính cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về mọi mặt. Tất cả mọi hoạt động trong nước, đối ngoại của Giáo hội đều do các Viện, Ban của Hội đồng Trị sự triển khai thực hiện. Hoạt động Phật sự của các Tăng Ni, Phật tử ở Ban Trị sự Giáo hội các cấp cũng chịu sự quản lý của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam là người đứng đầu Hội đồng Trị sự thuộc Giáo hội. Ngoài ra, còn là đại diện pháp lý của Giáo hội trong mối quan hệ ở Việt Nam và Quốc tế.
- Bộ máy giúp việc cho các hoạt động ở cấp Trung ương gồm có 9 ban, 1 viện, 4 vị ủy viên kiểm soát, 2 ủy viên pháp chế và 2 văn phòng. Các ban viện hoạt động trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của Ban do Ban thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo quản lý. Văn phòng có trách nhiệm giúp việc Hội đồng chứng minh, Hội đồng Trị sự và phối hợp với các ban, viện triển khai công tác Phật sự trong lĩnh vực văn phòng, hành chính.
Cấp tỉnh
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo ở cấp tỉnh có trách nhiệm điều hành các hoạt động của Phật giáo tại địa phương.
Trên cở sở tuân thủ Hiến chương của Giáo hội và pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, Ban Trị sự còn phải triển khai công việc theo sự chỉ đạo của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Cấp huyện
Ở cấp huyện có Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đây là cơ quan giúp việc cho Ban Trị sự Phật giáo cấp tỉnh.
Chức năng là thực hiện các công ở địa phương theo nhiệm vụ và quyền hạn mà Giáo hội quy định.
Các chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam là được coi là văn phòng đại diện của Giáo hội tại địa phương trong phạm vi cả nước.
Sau đâu là danh sách các chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam:
- Chùa Bà Đá
- Chùa Ấn Quang
- Chùa Nam Hải
- Chùa Pháp Lâm
- Chùa Khánh Quang
- Chùa Từ Quang
- Chùa Long Phước
- Chùa Hồng Phúc
- Chùa Thành
- Chùa Hội Khánh
- Chùa Long Khánh
- Chùa Tỉnh Hội
- Chùa Viên Minh
- Chùa Phố Cũ
- Chùa Khải Đoan
- Chùa Pháp Hoa
- Chùa Tỉnh Hội
- Chùa Thiên Châu
- Chùa Bửu Quang
- Chùa Mai Xá
- Chùa Đông Thuần
- Chùa Ba Vành
- Chùa Quốc Thanh
- Chùa Phố
- Chùa Cam Sơn
- Chùa Mổ Lao
- Chùa Thạch Long
- Chùa Long Sơn
- Chùa Tam Bảo
- Chùa Trung Khánh
- Chùa Thành
- Chùa Linh Sơn
- Chùa Cả
- Chùa Phúc Chỉnh
- Chùa Sùng Ân
- Chùa Bảo Tịnh
- Chùa Đạo Nguyên
- Chùa Trình – Yên Tử
- Chùa Pháp Hóa
- Chùa Phật học
- Chùa Khánh Sơn
- Chùa Thiên Long
- Chùa Hiệp Long
- Chùa Kỳ Bá
- Chùa Phù Liễn
- Chùa Thanh Hà
- Chùa Từ Đàm
- Chùa Lưỡng Xuyên
- Chùa Giác Thiên
- Chùa Bảo Sơn
- Chùa Đại Giác
- Chùa Đại Tuệ
- Chùa Tân Bảo
- Chùa Bửu Nghiêm
Tiếp nối truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc của Phật giáo Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã và đang viết tiếp vào trang sử vàng của văn hóa Phật giáo nước ta. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Giáo hội và Phật giáo. Chúc bạn bình an và hạnh phúc, bình an.