Đức Phật A Di Đà là đấng tâm linh được thờ nhiều nhất trong các ngôi chùa hoặc tư gia của chúng sinh. Ngài được tôn sùng là vị Phật tỏa ra ánh sáng vô lượng, vô biên ở cõi Tây phương cực lạc – nơi thanh nhàn, tịnh độ mà Ngài thiết lập để cứu vớt chúng sinh khỏi bể khổ ở đời. Thành tâm niệm Phật, tu tâm theo lời hạnh nguyện của Ngài, mọi đau buồn sẽ tiêu tan, chỉ còn lại duyên lành, phước đức.
Phật A Di Đà – Vị Phật cứu khổ chúng sinh
Theo kinh sách nhà Phật, A Di Đà nghĩa là ánh sáng vô biên. Hàm ý hiểu rằng tâm đức của Ngài là sức mạnh vô biên xóa tan mọi tăm tối, u uất trong lòng con người.
Tu tâm niệm hồng danh Phật A Di Đà sẽ được giải thoát khỏi địa ngục của khổ đau, tái sinh ở chốn an lạc. Vậy Phật A Di Đà là ai? Tại sao Ngài lại có phép nhiệm màu hiệu nghiệm? Chúng ta phải thực hành tu tập như thế nào để được Phật A Di Đà dẫn độ?
Phật A Di Đà là người hiền từ, đức độ, thương xót chúng sinh
Nguồn gốc của Phật A Di Đà – vị Phật mang “ánh sáng” tới nhân gian
Trong lịch sử Phật giáo, Ngài được tôn thờ sớm nhất, tuy nhiên lại không phải là nhân vật có thật. Phật tử biết đến Ngài qua lời kể của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Theo kinh truyền, Ngài vốn là vị vua tôn sùng đạo Phật, dùng pháp giáo để trị quốc an dân. Đến khi trong nhân gian có quá nhiều người nghiệp ác, nhà vua không còn muốn ra tay hành xử mà để luật nhân quả ứng vào quả báo của họ.
Với nguyện ước giáo hóa chúng sinh, cứu vớt họ ra khỏi khổ ải do tâm địa xấu xa, Ngài quyết định xuất gia và tu hành phát nguyện. Kinh sách cũng nói thêm rằng, Ngài đã tu tâm từ nhiều kiếp trước, sống đức độ, hướng thiện nên pháp môn được khai thị dễ dàng, con đường giác ngộ sớm đạt được. Sau đó Ngài trở thành Phật, lấy hiệu là A Di Đà.
Phật A Di Đà lập ra 48 lời thề nguyện với mong cầu cứu rỗi mọi khổ đau. Trong đó quan trọng nhất là lời thề thứ 18, với nội dung như sau: “nếu tất cả chúng sinh có đức tin và thực hành tu tập theo hạnh nguyện của Ngài. Hãy niệm tên Phật A Di Đà 10 lần để tái sinh trong cõi phước hạnh mà Ngài an tọa. Cõi ấy là Tây phương cực lạc – một thế giới khác xa cõi Ta bà của chúng sinh. Ở đó sẽ không còn khổ đau, sầu muộn, chúng sinh sẽ thoát khỏi vòng luân hồi của sinh lão bệnh tử. Thế giới đó sẵn sàng đón nhận bất cứ sinh linh nào, không kể tầng lớp đẳng cấp, miễn chúng sinh chuyên tu, gạt bỏ mưu cầu.
Hình tướng tượng Phật A Di Đà
Một đặc điểm dễ nhận biết của Đức Phật A Di Đà là trên ngực có chữ Vạn – mang hàm ý vạn sự may mắn, hanh thông. Ngoài đặc điểm chung đó, chúng ta thường thấy hình tướng của Ngài được khắc họa với 2 kiểu: Phật A Di Đà thiền tịnh trên đài sen hoặc Phật A Di Đà phóng quang.
Tượng Phật A Di Đà được khắc họa hình ảnh chân thật nhất
Tượng Phật A Di Đà thiền tịnh trên đài Sen
Ngài ngồi trên tòa hoa Sen, tay kiết định ấn, tư thế ngồi ung dung, tự tại. Nhiều tượng còn khắc họa Ngài cầm trên tay một chiếc bát. Bên dưới tòa Sen là sóng nước đang cuộn trào. Hình tướng này mang hàm ý Phật luôn tịnh tâm để gạt bỏ tà ma, ác nghiệp đang quẫy động. Bài học lớn cho chúng sinh trên con đường tu nghiệp rằng đường về cõi tịnh sẽ gặp phải nhiều sự chi phối, ngăn cản. Vì thế muốn được thanh tịnh vĩnh hằng cần hóa giải tham sân si, chu tâm hồi hướng.
Bức tượng được nhiều nơi thỉnh nhất
Tượng Phật A Di Đà phóng quang
Phật A Di Đà đứng trên đài hoa Sen, khoác trên mình chiếc áo dài chạm đất, tà áo vạt ngang bụng, để lộ ngực có chữ Vạn được khắc to chính giữa. Ánh mắt từ bi nhìn xuống, tay trái giơ ngang ngực, tay phải duỗi xuống để sẵn sàng nâng đỡ. Đây được coi là hình tượng tuyệt đẹp của Ngài, hiện thân của cứu khổ, cứu nạn. Khi chúng sinh đang chới với giữa dòng sông đầy rẫy khổ đau, hãy cố gắng níu giữ tay Ngài bằng bản tâm trong sáng nhất. Phật A Di Đà sẽ cứu độ chúng sinh đến cõi tịnh vắng, không còn chịu kiếp bi ai.
Tượng Phật A Di Đà được đặt ở những vị trí trang nghiêm
Ý nghĩa thần chú “Nam Mô A Di Đà Phật”
Thần chú này là câu chào giữa các tăng ni Phật tử ở nơi cửa Phật. Nam mô có nghĩa là kính lễ, quy y, cứu độ, cứu mạng. “Nam mô A Di Đà Phật” được hiểu là kính lễ đấng giác ngộ có ánh sáng vô thiên quảng đại, hồi hướng về Ngài để nương tựa thâm căn. Đức Phật A Di Đà từng chỉ dạy hãy niệm tên Ngài để tiêu trừ nghiệp báo, gặt hái quả lành, sớm được dẫn dắt về cõi thiên tịnh. Do đó, mọi Phật tử đều coi đó là bước thực hành mỗi ngày, nhắc nhở bản thân luôn sống tốt đời đẹp đạo, tuân theo giáo lý Phật dạy để được Ngài cứu vớt về miền tịnh độ.
Khi có người rời khỏi cõi nhân gian, mọi người thường niệm “Nam mô A Di Đà Phật” như một nhịp cầu để họ tới gần hơn với ánh sáng của Phật ở Tây phương cực lạc. Câu niệm Phật sẽ giúp họ sớm gạt bỏ được luyến lưu nơi trần thế và những ân nợ còn chưa dứt, bỏ lại sai trái của nghiệp đời để hưởng an lạc.
Trong đời sống xã hội, sự chồng chéo của mọi mối liên hệ ràng buộc khiến con người thường xuyên phải đối diện với muôn vàn sự việc. Niệm thần chú “Nam mô A Di Đà Phật” giúp bản thân tránh khỏi những mưu cầu hèn mọn, sống trọn vẹn nghĩa tình, lấy giáo lý nhà Phật làm tôn chỉ cho lý tưởng sống ở đời.
Phật A Di Đà và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có phải là một hay không?
Hình ảnh Phật A Di Đà và Phật Thích Ca Mâu Ni
Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa 2 vị Phật này và tưởng họ là một. Tuy nhiên, có rất nhiều điểm khác nhau có thể phân biệt giữa 2 vị chư Phật.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là nhân vật có thật, còn Phật A Di Đà là nhân vật được thuật lại trong kinh sách. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (thường gọi tắt là Đức Phật) chính là thái tử Tất Đạt Đa của Vương quốc Thích Ca, con của nhà vua Tịnh Phạn. Ngài từng sống trên cõi đời của chúng ta. Vì không an tâm sống trong phận giàu sang phú quý, được tận mắt chứng kiến những bi ai, đau khổ của đời người mà thái tử rời kinh thành, dứt bỏ tình thân để bước vào tu nghiệp. Thái tử Tất Đạt Đa theo học nhiều vị tu sĩ, chiêm nghiệm qua nhiều kinh sách, trải qua quá trình giác ngộ với nhiều gian nan để đến được ánh sáng của Phật pháp. Ngài thông tỏ mọi quy luật vận hành của vũ trụ vô thiên. Trong suốt thời gian sống trên cõi đời, Ngài đã đi khắp mọi miền để giáo hóa chúng sinh, giúp họ hiểu được căn duyên và nghiệp báo. Từ đó gạt bỏ tham sân si để sống trong sự an lạc.
Tuy nhiên, Phật A Di Đà lại khác. Ngài không hiện diện trong cuộc sống đời thực mà qua lăng kính siêu phàm nhìn thấu xuyên không của Đức Phật. Nói cách khác, Phật A Di Đà là hình tượng được Đức Phật mô tả lại để giới thiệu cho chúng ta. Đức Phật dạy rằng, con người sau khi rời cõi trần tục muốn tái sinh ở cõi Tây phương cực lạc – thế giới hân hoan, tịnh độ của Phật A Di Đà thì phải sống hiền lành, nhân ái và hướng thiện.
Việc thờ tự và cầu nguyện Đức Phật A Di Đà chính là tự mình cải biến mọi sự trong thế giới nhãn quan của bản thân. Từ đó hướng tâm căn đến đạo pháp và hạnh nguyện của Ngài. Mỗi ngày, từng chút một, những nỗ lực đó sẽ giúp chúng ta sớm đạt được hoan lạc vĩnh hằng, dù ở hiện tại hay cả mai sau.