Cuộc đời Đức Phật sau khi giác ngộ đã không vội nhập cõi Niết Bàn mà nghĩ ngay đến sứ mệnh cao cả của mình, đó là thay thế chư Phật kiếp trước. Tuy nhiên, chuyển mê khai ngộ chúng sinh là sứ mệnh không hề dễ dàng. Vì đạo của Ngài luôn cao năng huyền diệu, nên đối với những chúng sinh có căn cơ không đều hoặc từ muôn kiếp sống trong si mê lầm lạc sẽ khó hiểu ngay được ý nghĩa sâu sắc cao thâm. Bởi chúng sinh từ lâu vẫn quen với kiếp sống trong bóng tối si mê. 

Cho tới ngày nay, chúng sinh vẫn không khỏi lóa mắt hay hoảng sợ khi tiếp xúc với ánh sáng bừng chói của trí tuệ anh minh. Tuy nhiên, cho dù có sống trong u mê tăm tối thì mỗi chúng sinh đều vẫn có mầm Phật tính, giống như hoa Sen hôi tanh mùi bùn nhưng vẫn tỏa ra hương thơm ngào ngạt. Vì thế Ngài càng kiên quyết thực hiện sứ mệnh của mình để giúp chúng sinh thoát khổ.

Sự hóa độ của Đức Phật

duc-phat-hoa-do

Hóa độ là một trong những giai đoạn trong cuộc đời Đức Phật

Mặc dù Đức Phật đặt cho mình sứ mệnh nặng nề và vô cùng khó khăn trong việc cứu giúp chúng sinh. Nhưng dựa vào lòng từ bi rộng lớn, trí tuệ sáng suốt, tinh thần bình đẳng và ý chí dũng mãnh không lay chuyển. Đức Phật đã hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình vô cùng viên mãn với 3 nguyên tắc rất lớn.

Hóa độ theo căn cơ

Khi bắt đầu truyền đạo, Ngài đã đến vườn Lộc Uyển tìm kiếm những người bạn đồng tu trước kia để thuyết pháp. Bài thuyết pháp đầu tiên của Ngài chính là Tứ diệu đế. Những người bạn thời ấy là: Bạc Đề, Ma Ha Nam, Thập Lực, Bà Sư Ba, Kiều Trần Như…. Những vị này sau khi nghe thuyết pháp được khai ngộ và trở thành đệ tử đầu tiên của Đức Phật.

Sau đó, Đức Phật thuyết pháp cho 55 người Bà La Môn trong vòng 3 tháng, người đứng đầu là ông Da Xá. 55 người này cũng xin quy y theo Phật và hợp lại với 5 người trong nhóm Kiều Trần Như tổng cộng Đức Phật có 60 đệ tử. Cứ như thế 60 người này sau khi giữ đúng giới luật và được Phật thọ ký cho đi truyền đạo ở khắp mọi nơi.

Đức Phật rời vườn Lộc Uyển, đi về hướng Nam, đến xứ Ưu lầu tần loa. Ngài đã “hàng phục” được một vị sư rất có uy tín ở đạo Thờ Lửa, đó là Ma-ha Ca-Diếp và hai người em thân thiết của ông. Ma-ha Ca-Diếp đã đưa tất cả đệ tử của mình gồm 1250 vị xin quy y theo Đức Phật. Lúc ấy, Ngài lại nhớ đến lời hẹn với Vua Tần-bà-xa-la và đã đến xứ Ma Kiệt Đà vào thành Vương xá hóa độ. Sau khi gặp lại Đức Phật, Vua Tần-bà-xa-la rất vui mừng và ra lệnh xây dựng tịnh xá Trúc lâm để thỉnh Ngài và các chư tăng ở lại thuyết pháp độ sanh.

Trong thời gian, Đức Phật ở tịnh xá Trúc lâm. Vua Tịnh Phạn nghe tin Ngài đã trở thành Phật liền truyền sứ giả thỉnh về thành Ca tỳ la vệ. Nhưng cả 9 người sứ giả đi đều biệt vô âm tín. Hóa ra, tất cả sau khi đến nơi đều ở lại nghe thuyết pháp của Ngài, vì quá say mê nên đã xin được thọ giới xuất gia. Đến lần thứ 10, Vua Tịnh Phạn sai một cận thần thân tín là Ưu-Ðà-Di mới thỉnh được Ngài về. Trên đường đi, Đức Phật đã thuyết pháp cho rất nhiều người khác nữa.

Khi về tới thành Ca tỳ la vệ, Đức Phật ở lại 7 ngày và đã cảm hóa tất cả dòng họ Thích Ca. Có rất nhiều người sau khi nghe thuyết pháp đều một lòng quy y và xin xuất gia theo Phật. Sau đó, Ngài cùng các đệ tử của mình đi truyền đạo muôn nơi và kết nạp thêm nhiều đệ tử khác.

Hóa độ tùy phương tiện

duc-phat

Đức Phật có khả năng hóa độ tất cả chúng sinh, tùy vào phương tiện

Trong thời gian dài đi thuyết pháp, độ sanh. Đức Phật cũng gặp nhiều cảnh gay go, trái ngược. Đặc biệt là sự đố kỵ của ngoại đạo, tà giáo và lòng ganh ghét của nội thân quyến thuộc tạo ra. Những lúc như vậy, Ngài đã tùy phương tiện để cảm hóa và đưa họ về với con đường lẽ phải có Phật pháp. Từ đó, những kẻ khinh ghét, chống đối Đức Phật đã trở nên kính mến, nể phục và trở thành đệ tử của Ngài. 

Tóm lại, trong cuộc đời Đức Phật, Ngài có đủ muôn ngàn phương tiện thích ứng với mỗi hoàn cảnh của chúng sinh. Ngài có thể hóa độ tất cả những người đã gặp trên con đường truyền đạo cả ở ngoài đời và trong Phật giáo. Cho dù đó là người thiện, ác, giàu nghèo như thế nào. Đức Phật đều có đủ pháp môn giúp cho họ khai ngộ và quy y đi theo Ngài.

Hóa độ theo tinh thần bình đẳng

Bình đẳng là “điểm son” quý giá trong giáo lý của cuộc đời Đức Phật cũng như tâm hồn Ngài. Ngay từ khi còn thơ ấu, tinh thần ấy đã được thể hiện trong những hành động giúp đỡ kẻ bần cùng và các con vật lâm nạn. Đến khi thành đạo, tinh thần bình đẳng càng được thể hiện rõ ràng hơn. 

Đức Phật có nhiều câu nói bất hủ khiến cho chúng ta luôn luôn coi trọng, có thể ví như “khuôn vàng thước ngọc”. Ví dụ như khi Đức Phật xin nước của một người thuộc giai cấp hạ tiện nhất ở Ấn Độ. Người này sợ làm ô uế đến Đức Phật nên Ngài mới nói rằng “Không có giai cấp trong giọt máu cùng đỏ, trong nước mắt cùng mặn. Mỗi người sinh ra đều có Phật tính và có thể trở thành Phật”. Vì thế trong Giáo hội của Ngài có rất nhiều giai cấp khác nhau.

5 thời kỳ nói Kinh

Trong cuộc đời Đức Phật khi thuyết pháp giáo hóa, Ngài sẽ tùy theo trình độ nhận biết của từng người. Tất cả những kinh pháp Đức Phật truyền lại, các đệ tử đều kết tập và chia ra thành 5 thời. Đó là:

  • Thời Phật nói Kinh Hoa – Nghiêm: Ngài đã nói trong vòng 21 ngày, vạch rõ chân tánh, chỉ bày chỗ cao sâu màu nhiệm của Đạo Phật.
  • Thời Phật nói Kinh A – Hàm: Ngài nói trọn 12 năm, dùng thí dụ thực tế và chỉ rõ chân lý cho hàng Tiểu thừa dễ nhận thấy.
  • Thời Phật nói Kinh Phương Đẳng: Ngài nói trọn 8 năm dẫn dắt Tiểu thừa qua Đại thừa. Mục đích chính là khuyến khích từ sự tiêu cực nhỏ bé của A La Hán (Tiểu thừa) để tiến lên giác ngộ tích cực của Đại thừa Phật giáo.
  • Thời Phật nói Kinh Bát Nhã: Ngài nói trọn kinh này trong vòng 22 năm, chủ yếu là chỉ ra đạo lý chân không của vũ trụ, khuyến khích chúng sinh tiến lên thêm một tầng cao nữa để hấp thụ hoàn toàn giáo pháp Đại thừa.
  • Thời Phật nói Kinh Pháp Hoa và Niết Bàn: Ngài nói trọn trong 8 năm, đã phó chúc, thọ ký cho rất nhiều hàng đệ tử có tương lai thành Phật và là nhiệm vụ thuyết pháp độ sanh của đời Ngài đã được viên mãn.

Sự hóa độ viên mãn

Từ lúc thành đạo dưới gốc cây Bồ Đề cho tới ngày nhập diệt là Ngài đã trải qua 49 năm. Trong thời gian ấy, Đức Phật đã đi khắp xứ Ấn Độ, từ nước này sang nước khác để thuyết pháp, độ sanh và cứ ở chỗ nào có bước chân Ngài đều là Ánh Đạo Vàng bừng tỏa huy hoàng. Bất cứ ở đâu có Ánh Đạo Vàng thì tà và ngoại giáo lui xa, tan biến. Giọng thuyết pháp của Đức Phật có sự oai lực như tiếng sư tử rống làm cho cầm thú muôn nơi khuất phục.

Từ đó, đạo Bồ Đề ăn sâu vào gốc rễ của nước Ấn Độ và trở thành tôn giáo chính của các nước lớn nhỏ hiện nay. Sau khi đã hoàn thành sứ mệnh, Đức Phật đã cảm thấy viên mãn với cuộc đời của mình.

duc-phat-nha-coi-niet-ban

Hóa độ viên mãn, cuộc đời Đức Phật chuẩn bị nhập cõi Niết Bàn

Nhập Niết Bàn

Khi giác hạnh viên mãn, Đức Phật đã 80 tuổi. Trong thời gian 3 tháng cuối cùng trước khi nhập Niết Bàn, Ngài vẫn tiếp tục đi truyền đạo và thu nhận thêm đệ tử mới. Tuy nhiên khi hay tin Đức Phật nhập cõi Niết Bàn, tất cả đệ tử gần xa trở về để cùng đấng Giác Ngộ chia ly lần cuối.

Khi các đệ tử có mặt đông đủ, Ngài đã dặn dò và có phó chúc như sau:

  • Y, bát của Đức Phật sẽ truyền cho ông Ma-Ha Ca-Diếp.
  • Tất cả đệ tử phải lấy giới luật làm Thầy.
  • Ở đầu các Kinh phải nêu 4 chữ: “Như thị ngã văn”.
  • Xá lợi của Đức Phật sẽ chia làm 3 phần: Một phần cho Thiên cung. Một phần cho Long cung. Một phần chia cho 8 vị Quốc vương ở Ấn Ðộ.

Tiếp đến là lời vàng ngọc cuối cùng Đức Phật để lại “Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..”. “Này! Các người đừng vì dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quý giá. Chỉ có chân lý của Ðạo ta là bất di, bất dịch. Hãy tinh tiến lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của ta!”. 

Sau khi đã dặn dò kỹ lưỡng, Đức Phật nhập định rồi vào Niết Bàn – đúng ngày rằm tháng  hai Âm Lịch (theo giáo sử của Trung Hoa). Lúc ấy, cây Sala tuôn hoa xuống phủ lên thân Ngài, Trời đất u ám, chim chóc ngừng hót, cây cỏ héo úa. Tất cả vạn vật chìm lắng trong phút giây nặng nề của sự chia ly. Các đệ của đã tẩn liệm xác Ngài vào kim quan. Sau 7 ngày đưa kim quan Ngài vào thành Câu thi và để tại chùa Thiện Quang để làm lễ hỏa thiêu ( trà tỳ).

Tổng kết

Như bạn đã biết khi còn tại gia, Đức Phật là người có địa vị cao nhất của một đời người. Nhưng Ngài đã không màng đến và một lòng tu đạo, rồi có vị thế trong lòng tất cả chúng sinh. Ngài đã dùng 80 năm để hóa độ giúp nhân gian khỏi mọi trầm luân trong bể khổ. Vì thế khi đã nhập cõi Niết Bàn, nhưng gương sáng của cuộc đời Đức Phật vẫn rất rực rỡ ngay trước mắt chúng sinh.

Chat With Me on Zalo