Chùa Quán Sứ là một trong những địa danh nổi tiếng linh thiêng hàng trăm năm tuổi. Những người đến Chùa Quán Sứ đa số là tìm kiếm chút an nhiên trong cuộc sống này. Hiện nay, Chùa Quán Sứ là công trình tâm linh giữa lòng Hà Nội có lịch sử lâu đời với nền kiến trúc độc đáo thu hút các Phật tử gần, xa. Nếu bạn cũng đang mong muốn tìm đến ngôi chùa này để hành hương, lễ Phật và khám phá địa danh, văn hóa, kiến trúc tâm linh. Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi xem Chùa Quán Sứ có gì đặc biệt nhé.
Chùa Quán Sứ – địa danh nổi tiếng linh thiêng hàng nghìn năm tuổi
Quán Sứ – ngôi chùa cổ tự hàng trăm năm tuổi
Theo như số liệu thống kê gần đây nhất, Hà Nội có tới hơn 100 ngôi chùa lớn, nhỏ linh thiêng. Trong số đó có Chùa Quán Sứ, Chùa Một Cột, Chùa Kim Liên, Chùa Trấn Quốc, Chùa Pháp Vân…..Tất cả các ngôi chùa này đều nằm xen kẽ trong những con đường phố phường tấp nập. Tuy nhiên, Quán Sứ vẫn là ngôi chùa được nhiều người hướng đến. Vì nơi đây mang nét bình dị, cổ kính, trầm mặc khắc sâu vào trong tâm trí mỗi người.
Chùa Quán Sứ hiện đang là trụ sở chính của Trung ương hội Phật giáo Việt Nam. Nơi đây trở thành một phần hồn thiêng và tồn tại nhiều năm ở đất Hà Thành. Vì thế mỗi khi đến với thủ đô Hà Nội, các Phật tử đã không quản đường xa để ghé thăm ngôi chùa cổ linh thiêng này.
Chùa Quán Sứ có từ khi nào?
Vào khoảng thế kỷ thứ 15 Chùa Quán Sứ đã trở thành một trong những danh lam cổ tự bậc nhất của đất Hà Thành. Cho tới năm 1981 ngôi chùa này còn là văn phòng Trung ương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Điểm đặc trưng nhất của Chùa Quán Sứ chính là tên gọi và câu đối được viết bằng chữ Quốc Ngữ. Điều này rất khó kiếm tìm ở các ngôi chùa hiện nay. Vì thông thường tên và câu đối ở Chùa sẽ là chữ Hán.
Trong suốt một nửa thế kỷ, Chùa Quán Sứ liên tục được chọn làm nơi tổ chức sự kiện quan trọng của Giáo hội Phật giáo thế giới và cả Việt Nam. Tất cả các kỳ hội thảo, hội nghị do viện nghiên cứu tôn giáo trong và ngoài nước tổ chức nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu Phật học. Trong đó có sự ảnh hưởng tới tư tưởng của Phật giáo đời Trần đối với văn hóa dân tộc nước ta. Đó chính là lý do ngôi chùa này luôn được nhiều người mong muốn được đặt chân tới.
Chùa Quán Sứ xuất hiện từ thế kỷ XV
Nguồn gốc Chùa Quán Sứ
Được xây dựng vào thế kỷ thứ XV, Chùa Quán Sứ trước đây nằm ở thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau này đã đổi thành tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương. Đến thời vua Lê Thế Tông, triều đình luôn phải tiếp đón các sứ thần của một số Quốc gia phía Nam Thăng Long (giờ là thủ đô Hà Nội). Do đó, nhà vua đã cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ ở phường Cổ Vũ để đón tiếp mọi người. Sau khi biết các sứ thần đều theo đạo Phật, nhà vua đã cho xây dựng thêm một ngôi chùa trong khuôn viên tòa nhà Quán Sứ để họ có điều kiện hành hương.
Tới thời Gia Long, khi Thăng Long trở thành Bắc Thành, triều đình nhà Nguyễn đã rời vào Phú Xuân lập kinh đô mới. Chùa Quán Sứ từ đó đã trở thành nơi hành lễ của quân nhân đồn Hậu Quân. Sau khi được tôn tạo và xây dựng thêm kiến trúc mới, Chùa Quán Sứ đã trở nên khang trang hơn rất nhiều.
Vào năm 1934, khi ấy Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ (nay thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam) thành lập, Chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở trung ương chính. Cho tới năm 1942, ngôi chùa này lại xây dựng khang trang và bề thế hơn. Vào ngày 13/5/1951, lần đầu tiên tại ngôi chùa này, lá cờ Phật giáo thế giới do Thượng tọa Tố Liên cầm từ Colombo đã được xuất hiện trên bầu trời Thủ đô thân yêu.
Địa chỉ Chùa Quán Sứ ở đâu?
Hiện nay, Chùa Quán Sứ đang ở tại 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Vì là ngôi chùa nằm ngay trung tâm Thủ đô nên việc di chuyển bằng các phương tiện cũng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.
Phương tiện tới Chùa Quán Sứ
Số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội là nơi thuận tiện giao thông. Bạn có thể đến chùa hành hương bằng ô tô, xe máy, xe đạp hoặc xe buýt đều được.
Nếu đi bằng ô tô/xe máy, bạn có thể đi theo lộ trình từ Lê Thái Tổ về tới Bà Triệu. Đến ngã tư Bà Triệu – Lý Thường Kiệt rẽ phải, đi thẳng đến phố Quán Sứ rồi rẽ trái. Sau đó đi thêm khoảng 500m nữa là đến Chùa Quán Sứ, bạn có thể gửi xe và đi bộ vào.
Hiện nay, xe buýt đi đến gần Chùa Quán Sứ có rất nhiều. Tuy nhiên 2 điểm thuận tiện nhất vẫn là cổng Chùa Quán Sứ và 54 Lý Thường Kiệt. Đối với điểm đỗ ở 54 Lý Thường Kiệt, bạn có thể đi xe 49 hoặc 86. Các tuyến xe buýt đỗ ngay cổng chùa sẽ là: 01, 32 và 40.
Chùa Quán Sứ mở cửa khi nào?
Là ngôi chùa được đặt ngay giữa thủ đô Hà Nội. Chùa Quán Sứ mang nét đẹp cổ kính, thanh tịnh của chốn cửa thiền. Là nơi tổ chức nhiều hoạt động quan trọng trong hội Phật giáo Việt Nam. Chùa Quán Sứ còn là giảng đường thường xuyên tụng kinh truyền giáo Phật giáo.
Hiện nay, Chùa Quán Sứ còn là “thư viện lớn” chuyên dùng để lưu giữ sổ sách, kinh văn Phật giáo có rất nhiều giá trị mãi về sau. Đó cũng là lý do có rất nhiều Phật tử đã tới hành hương và vãn cảnh ở ngôi chùa này.
Thời gian mở cửa Chùa Quán Sứ thường là từ 6h sáng – 21h tối tất cả các ngày trong tuần. Đối với những ngày lễ đặc biệt chùa có thể đóng cửa muộn hơn. Vì thế bạn có thể ghé đến để cầu nguyện, hành hương.
Chùa Quán Sứ mở cửa các ngày trong tuần
Trụ trì của chùa Quán sứ là ai?
Chùa Quán Sứ được hình thành từ hàng ngàn năm tuổi, vì thế đã không ít vị trụ trì có tên tuổi nơi đây. Các chư vị trụ trì tiền nhiệm là:
- HT Thích Thanh Hanh (1934 – 1936)
- HT Thích Trừng Thanh (1936 – 1940)
- HT Thích Trung Thứ (1940 – 1942)
- HT Thích Doãn Hài (1942 – 1945)
- HT Thích Tuệ Tạng
- HT Thích Tố Liên
- HT Thích Đức Nhuận
- HT Thích Quảng Dung.
Hiện nay, trụ trì của Chùa Quán Sứ là:
- HT Thích Tâm Tịch, đương kim Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- HT Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đương nhiệm Giám viện.
Trong Chùa Quán Sứ thờ những vị nào?
Đến Chùa Quán Sứ bạn sẽ thấy ở đây chủ yếu là thờ Phật và Thiền sư Nguyễn Minh Không nổi tiếng thời Lý. Gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình. Thế nhưng, gian bên phải là thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không) và 2 thị giả.
Đi sâu vào phía trong cùng là thờ ba vị Tam Thế Phật ở bậc cao nhất. Bậc kế tiếp ở giữa thờ tượng Phật A-di-đà, hai bên có tượng Đại Thế Chí và Quan Thế Âm Bồ Tát. Bậc phía dưới ở giữa thờ Phật Thích Ca, hai bên là A-nan-đà và Ca-diếp. Tới bậc cuối cùng và cũng là thấp nhất, phía ngoài có tòa Cửu Long đứng giữa tượng Địa Tạng – Quan Âm.
Ngoài ra, ở gian Quán Âm còn trưng bày bức tượng sáp của cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ được tạo hình chân thực. Ngài chính là người có nhiều đóng góp trong việc thống nhất các hệ phái và các tổ chức Phật giáo cả nước,vào năm 1981 đã cho ra đời Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Kiến trúc của Chùa Quán Sứ ra sao?
Sau nhiều lần xây dựng, trùng tu Chùa Quán Sứ đã trở nên rộng rãi, khang trang với các hạng mục như: giảng đường, tăng phòng, nhà khách, thư viện, chính điện và tam quan. Các KTS đã dựa vào bố cục “nội Công ngoại Quốc” từ những ngôi chùa lớn của miền Bắc để làm nên tổng quan Chùa Quán Sứ như ngày hôm nay. Đó là sự kết hợp tinh hoa kiến trúc mang nét độc đáo riêng.
Tất cả các khung cửa đều được làm từ gỗ quý, tạo nên nét cổ kính, trầm mặc giữa không gian hối hả của Thủ đô. Phần tam quan có ba tầng mái, ở giữa là lầu chuông. Nếu nhìn từ ngoài vào, bạn sẽ thấy Chùa Quán Sứ mang đậm phong cách đình chùa ở đồng bằng trung du Bắc Bộ. Ấn tượng nhất vẫn là mái vòm lợp ngói vảy cá đỏ của ngôi chùa này.
Từ cổng tam quan bạn sẽ phải đi qua chiếc sân được lát nền gạch rồi mới đến bậc thềm dẫn vào chính điện. Không gian của chính điện được thiết kế hình vuông bao gồm 2 tầng, hành lang xung quanh. Tầng 2 là Tòa Tam Bảo, tầng dưới cách ẩm.
Phía Đại Hùng Bảo Điện là nhà thờ Tổ, chủ yếu thờ Lịch Đại Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam. Mặc dù được xây từ lâu, nhưng Chùa Quán Sứ vẫn luôn giữ gìn chính pháp. Tuyệt đối không thờ Mẫu và Tam – Tứ Phủ – ngôi vị không nằm trong Phật giáo.
Tổng quan kiến trúc Chùa Quán Sứ
Lễ hội ở Chùa Quán Sứ
Thường vào những dịp lễ Tết, mùng 1 hoặc ngày rằm du khách và các Phật tử gần xa lại trở về Chùa Quán Sứ cầu an. Hàng năm, Chùa Quán Sứ còn tổ chức các hoạt động như: Lễ Mông Sơn Thí Thực, Lễ Quy Y Tam Bảo, Lễ Phật Đản….v.v.
Cứ mỗi dịp Phật Đản các Phật tử cùng tăng ni lại dự lễ Quy Y Tam Bảo, tham gia cung nghinh xá lợi Phật, rước xe hoa và phóng sinh cầu nguyện cho đất nước của chúng ta. Ngoài ra, cứ vào mỗi dịp Vu Lan, Chùa Quán Sứ còn tổ chức lễ cầu siêu cho các sinh linh nhỏ bé. Đồng thời, tưởng niệm anh hùng liệt sĩ, cầu nguyện cho những người đã mất vì bệnh tật, thiên tai, tai nạn.
Những điều ý cấm kỵ không nên làm khi đến Chùa Quán Sứ
Không chỉ là một trong những danh lam cổ tự bậc nhất Hà Nội, Chùa Quán Sứ còn là nơi thờ cúng linh thiêng của đất Hà Thành. Vì thế khi đến Quán Sứ, bạn nên lưu ý một số những điều cấm kỵ như sau:
- Không mặc trang phục màu mè sặc sỡ, phản cảm làm mất đi sự trang nghiêm vốn có của nơi cửa chùa.
- Thành tâm cầu bình an, thư giãn tận hưởng vẻ đẹp an lạc của nơi linh thiêng.
- Hạn chế chụp ảnh, không tùy tiện đụng/chạm vào đồ vật trong chùa khi chưa được phép. Nếu muốn quay phim, chụp ảnh phải xin phép trước với ban quản lý của chùa.
- Đi đứng nhẹ nhàng, nói chuyện duyên dáng.
- Không chạy nhảy, hò hét, đùa giỡn, giẫm đạp lên cỏ cây, bàn ghế trong chùa.
- Tuyệt đối không mang theo chất kích thích, gây nghiện, vũ khí, chất nổ, văn hóa đồi chụy vào chùa.
- Không tự ý đánh trống, chuông và các pháp khí của chùa.
- Không tự ý xả rác lung tung mà phải bỏ đúng nơi quy định.
- Chỉ được bỏ tiền vào hòm công đức. Tuyệt đối không nhét tiền xung quanh tượng Phật.
- Khi gặp sư thầy hoặc các chức vị trong chùa cần phải chắp tay hình hoa Sen, thân người cúi chào kính lễ.
Hình ảnh Chùa Quán Sứ
Một số hình ảnh đặc trưng mang dấu ấn riêng của Chùa Quán Sứ, mời bạn chiêm ngưỡng.
Vậy là chúng tôi đã chia sẻ tới bạn thông tin về Chùa Quán Sứ và những điểm nổi bật ở nơi đây. Dù bạn là dân Hà thành hay Phật tử ở xa. Nếu có dịp đặt chân đến Hà Nội. Hãy ghé thăm Chùa Quán Sứ để cảm nhận không gian cổ kính và văn hóa Phật giáo Việt Nam.