Bài cúng về nhà mới – hướng dẫn chi tiết từ A – Z

Để thực hiện nghi thức nhập trạch trọn vẹn, bài cúng về nhà mới đóng vai trò vô cùng quan trọng. Qua bài cúng, gia chủ muốn bày tỏ tấm lòng thành kính của mình với các vị Thần linh và mong cầu cuộc sống an lành, hạnh phúc, công danh. Tuy nhiên, để hiểu sâu hơn về nghi lễ nhập trạch và một số lưu ý cũng như nội dung bài cúng khi dọn về nhà mới. Bạn có thể tham khảo chi tiết thông tin chia sẻ trong bài viết của chúng tôi.

Tầm quan trọng của nghi lễ nhập trạch

mâm cơm cúng về nhà mới

Nghi lễ nhập trạch được thực hiện khi di chuyển vào nhà mới

Là một trong những nghi lễ cổ truyền có từ lâu đời của dân tộc Việt. Lễ nhập trạch thường được thực hiện trước khi gia chủ chuyển đến sinh sống. Để hiểu theo cách đơn giản nhất, lễ nhập trạch chính là hình thức trình diện với Thổ địa và các vị Thần linh trong ngôi nhà mới. 

Theo quan niệm phong thủy, mỗi vùng đất đều có Thần linh, Thổ địa cai quản. Do đó, việc trình diện và xin phép trước khi dọn về nhà mới để ở là điều cần thiết. Hơn nữa, thực hiện nghi lễ nhập trạch còn là cách thể hiện tấm lòng thành kính với các vị Thần linh và để cầu xin sự che chở phù hộ có được cuộc sống hòa thuận, ấm no, hạnh phúc….vv. Vì thế, nội dung bài cúng về nhà mới được ví như cuốn hộ khẩu đăng ký đời thường hiện nay. 

Một số lưu ý trước khi thực hiện nghi lễ nhập trạch về nhà mới

Để tiến hành nghi lễ nhập trạch về nhà mới thuận lợi, gia chủ cần lưu ý kỹ như sau:

  • Nhà mới cần phải hoàn thiện: bếp, ban thờ, đường điện, nước…..và một số đồ dùng cơ bản.
  • Lựa chọn ngày, giờ tốt làm lễ nhập trạch. Nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy để lựa chọn thời điểm phù hợp với tuổi và mệnh của mình.
  • Thời gian chuyển đến nhà mới nên là sáng, trưa hoặc khi mặt trời bắt đầu lặn, tránh buổi tối.
  • Không chuyển đến nhà mới khi trong gia đình có người mang thai. Nếu là trường hợp cấp bách, gia chủ nên mua 1 chiếc chổi mới. Đích thân người chửa phải dùng chổi mới quét đồ đạc 1 lượt rồi mới chuyển vào.
  • Chọn người trong nhà vận chuyển vật dụng. Tuyệt đối không nhờ người ngoài vận chuyển để tránh gặp vía không tốt đi theo vào nhà. Bài vị cúng Thần linh, Tổ Tiên phải do chủ nhà tự tay cầm đến nhà mới. Những thành viên trong gia đình đi theo sau chuyển bài vị, tay cầm tiền mang đến nhà mới.
  • Vật dụng đầu tiên nên mang vào là chiếu hoặc đệm đang sử dụng. Tiếp đến là bếp lửa (ga hoặc dầu), tuyệt đối không mang bếp điện vào trước vì điện có tinh, không có ngọn lửa. Kế tiếp là chổi quét nhà, gạo nấu cơm, nước dùng và lễ vật thờ cúng trước khi làm lễ nhập trạch, rước vong gia tiên vào nhà.
  • Các lễ vật cho mâm cúng nhập trạch nhà mới cần phải được chuẩn bị tươm tất. Như vậy mới bày tỏ tấm lòng của gia chủ với gia tiên và các vị Thần linh.

Lễ vật cúng nhập trạch về nhà mới cần những gì?

Một số lễ vật dùng để cúng nhập trạch về nhà mới

Lễ vật cúng nhập trạch về nhà mới đầy đủ gồm có:

  • 1 miếng thịt, 1 quả trứng vịt và 1 con tôm. Tất cả đều đã luộc chín.
  • Xôi trắng, đậu xanh, gấc đều được.
  • Cháo trắng, cơm trắng hoặc chè.
  • Gà trống luộc cả con.
  • 3 ly trà.
  • 3 ly rượu.
  • 3 điếu thuốc.
  • Hương thắp loại thơm.
  • Đèn cầy đỏ 1 đôi hoặc nến.
  • 3 miếng trầu têm sẵn.
  • Tiền, vàng giấy.
  • Muối, gạo, nước. Mỗi thứ một hũ.
  • 1 đĩa muối gạo.
  • Ngũ quả.
  • Bánh kẹo.

Cách cúng nhập trạch về nhà mới chuẩn nhất trong năm 2022

Bài cúng về nhà mới được dùng trong lễ nhập trạch

Lễ vật dùng để cúng Thần linh cần được đặt ở bàn hoặc mâm kê trên cao quay về hướng đẹp và phù hợp với mệnh của chủ nhà. Tiếp đến là thắp nhang vào bát hương mới và thực hiện khấn lễ. Sau đó, gia chủ bật bếp, đun nước sôi và thực hiện các bước.

  • Xin phép Thần linh cho gia đình được vào nhà mới ở.
  • Xin phép được lập bát hương thờ cúng các vị Thần linh.
  • Xin phép Thần linh được rước vong linh gia tiên trong gia đình vào nhà mới thờ cúng.

Tuy nhiên: 

  • Trong quá trình đun nước lần đầu ở ngôi nhà mới. Gia chủ nên để chế độ sôi ít nhất 10 phút rồi hãy tắt bếp. 
  • Nếu chỉ lấy ngày tốt để làm lễ nhập trạch mà chưa cần ở. Gia chủ nên sắp xếp ngủ lại nhà mới 1 đêm đầu tiên.
  • Sau khi khấn Thần linh xong, gia chủ nên làm lễ cáo yết gia tiên rồi mới tiến hành dọn dẹp đồ đạc. Người dọn nhà không được cầm tinh Hổ. 
  • Khi đã dọn xong, gia chủ và thành viên trong nhà cần phải tổ chức lễ bái tạ cả tổ tiên và Thần linh để cầu may mắn, bình an.

Một số bài cúng về nhà mới được nhiều người áp dụng

Khi đời sống ngày càng được nâng cao, văn hóa và tín ngưỡng của người Việt cũng dần dần phát triển. Thờ cúng gia tiên và các vị Thần linh trong nhà là cách thể hiện tấm lòng thành kính của các gia đình. Tuy nhiên, để tín ngưỡng tâm linh được trọn vẹn trong nghi thức. Khi chuyển vào nhà mới, các gia chủ thường sắm lễ và có bài cúng để bày tỏ mong muốn, tạ ơn. 

Bài cúng Thần Linh về nhà mới

lễ cúng nhập trạch

Bài cúng về nhà mới dành cho Thần linh

Bài cúng Thần linh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nghi lễ nhập trạch. Do đó, để nhận được sự chấp thuận dọn về nhà mới của Thần linh, gia chủ cần áp dụng bài khấn như sau:

  • Nam mô A di đà Phật! (khấn 3 lần).
  • Con thành tâm kính lạy chín phương Trời, cùng mười phương Chư Phật và Hoàng thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
  • Con thành tâm kính lạy Thần linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân cùng tất cả các vị Thần linh cai quản xứ này.
  • Con tên là: ……….., tuổi………(Ví dụ: Kỷ Tỵ 1989)
  • Hôm nay ngày lành tháng tốt, ngày…..tháng….năm….(Âm Lịch). Tín chủ con thành tâm sắm lễ thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản tọa chư vị Tôn thần, tín chủ con kính cẩn tâu trình.
  • Các vị Thần linh
  • Thông minh chính trực
  • Giữ ngôi tam thai
  • Nắm quyền tạo hoá
  • Thể đức hiếu sinh
  • Phù hộ dân lành
  • Bảo vệ sinh linh.
  • Nêu cao chính đạo
  • Gia đình chúng con vừa mới xây/mua được ngôi nhà này tại địa chỉ….(đọc địa chỉ nhà). Nay công trình viên mãn, chọn được ngày lành, tháng tốt cư ngụ. Cúi mong chư vị Thần linh tề tựu thụ hưởng lễ vật cho phép chúng con được nhập trạch nhà mới, sau đó sẽ lập bát hương thờ cúng Thần linh. 
  • Cúi xin các vị thần anh minh cho chúng con rước vong linh gia tiên được vào nhà mới tại…..để ngày ngày thờ phụng. Chúng con cúi xin Thần linh chứng giám, gia ân tác phúc, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con làm ăn thuận lợi, gia đạo yên vui, cuộc sống an lành, mạnh khỏe, hạnh phúc.
  • Tín chủ xin được thành tâm mời những vong hồn không nơi nương tựa, hương linh phảng phất quanh đây cùng đến tề tựu thụ hưởng lễ vật. Mong được bảo hộ, gia độ ăn nên làm gia, gia đạo thuận hòa, cuộc sống an lạc, vạn sự cát tường.
  • Dù lễ đạm bạc nhưng chúng con một lòng thành tâm xin cúi đầu kính lễ mong được thần linh chứng giám.
  • Cẩn cáo!
  • Nam mô A di đà Phật! (khấn 3 lần).

Bài cúng gia tiên về nhà mới

Sau khi đã khấn Thần linh, gia chủ tiếp tục áp dụng bài cúng về nhà mới với các vị gia tiên trong nhà như sau:

  • Nam mô a di Đà Phật! (khấn 3 lần).
  • Con xin kính lạy liệt tổ liệt tông…………..(họ tên người đã khuất từ cao đến thấp) gia tại thượng.
  • Con xin kính lạy cửu huyền thất tổ nội ngoại gia tiên linh.
  • Tín chủ con là:……Hôm nay ngày lành, tháng tốt là ngày…., tháng….năm (AL).
  • Gia đình chúng con vừa dọn tới nhà mới tại….(đọc địa chỉ).
  • Nhờ ân phúc lộc tổ tiên phù hộ, gia đình con đã tạo dựng được nơi ở mới. Nay đã hoàn tất thi công, chọn được ngày lành, tháng tốt để di cư nhập trạch kính rước chư hương linh tổ tiên về đây. Chúng con nguyện sớm hôm hương khói, thờ phụng mỗi ngày để tỏ tấm lòng kính hiếu của mình. Chúng con thành tâm sắm sửa lễ vật để thắp nén nhang dâng lên án thờ trình với tổ tiên. Cầu xin tổ tiên cùng các chư vị hương linh nội/ngoại chứng giám lòng thành, tề tựu về đây thụ hưởng lễ vật. Cúi xin gia tiên, tiền tổ chứng giám lòng thành thương xót phù hộ con cháu được bình an, mạnh khỏe, gia đạo thuận hòa, cuộc sống hưng thịnh.
  • Lễ bạc tâm thành, kính lễ. Chúng con cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận, thọ cảm ân sâu.
  • Cẩn cáo!
  • Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

Bài cúng về nhà mới thuê

Nhà thuê thường dành cho những gia đình chưa đủ điều kiện mua hoặc xây nhà. Do đó, họ đã chọn phương án thuê nhà để củng cố kinh tế của gia đình mình. Tuy nhiên, dù là nhà thuê, gia chủ cũng cần thực hiện nghi thức lễ về nhà mới để báo cáo Thần linh cũng như mong cầu mọi điều tốt đẹp. Bài cúng cho nghi thức dọn về nhà mới thuê đầy đủ như sau:

  • Nam mô A Di Đà Phật! (khấn 3 lần).
  • Kính lạy các vị Thần linh và gia tiên tiền tổ
  • Hôm nay ngày lành, tháng tốt, ngày ……, tháng……., năm…..(AL)
  • Gia đình chúng con mới dọn đến đây, địa chỉ là…..
  • Chúng con thành tâm sắm sửa lễ vật trang nghiêm cùng thanh bông, hoa quả thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Thần linh và các vị tổ tiên. Nhờ hồng phúc của gia tiên trong nhà cùng các vị thánh thần cai quản bản địa, chúng con hôm nay đã chuyển được đến ngôi nhà mới này.
  • Cúi xin Thần linh và gia tiên tiền tổ trong nhà thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con. Cầu mong gia đạo hưng thịnh, gia đình mạnh khỏe bình an, công danh như ý, tài lộc cả năm.
  • Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kết luận

Vậy là sau những thông tin chúng tôi chia sẻ, bạn cũng hiểu được phần nào về tầm quan trọng của bài cúng về nhà mới và lý do vì sao nên áp dụng. Hi vọng với những thông tin trên bạn có thể dễ dàng thực hiện thành công. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn, thắc mắc hay cần tư vấn kỹ về nghi thức cúng lễ khi về nhà mới. Hãy liên hệ ngay tới Trúc Chỉ ở Hà Nội qua số hotline: 0911.80.62.69 để được các chuyên gia phong thủy tư vấn kỹ hơn.

 

Chat With Me on Zalo