Sau các vị Phật có tầm ảnh hưởng tới nhân loại thì Quán Thế Âm Bồ Tát là người được nhắc đến rất nhiều. Hiện nay, hình ảnh, tượng thờ Quan Thế Âm Bồ Tát được đặt ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, chủ yếu nhất vẫn là đình, chùa và các gia đình hướng theo Phật pháp. Danh hiệu “Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát” thường là câu niệm Phật được nhiều người dùng tới. Bởi mỗi chúng ta đều cho rằng sau khi niệm danh hiệu của Ngài, mọi sự nguy nan sẽ được bình an.
Quán Thế Âm Bồ Tát – Vị thánh hiền được chúng sinh hết lòng tôn kính
Trong tiếng Phạn, Quan Thế Âm Bồ Tát được hiểu là đấng quán chiếu âm của thế gian. Ngài là vị Bồ Tát hiện thân cho lòng từ bi, hỷ xả của tất cả các chư Phật. Do đó, không chỉ có đền, chùa và các gia đình Việt Nam mới thờ cúng và tôn kính mà ngay cả những nước trên thế giới cũng rất quý trọng Ngài.
Quan Thế Âm Bồ Tát – vị Phật trong lòng của chúng sinh
Quan Thế Âm Bồ Tát là ai?
Mặc dù trong kinh Phật giáo Bắc truyền có rất nhiều Bồ Tát. Nhưng vị thánh hiền luôn được chúng sinh tôn kính nhất vẫn là Quan Thế Âm. Ngài có nhân duyên và hạnh nguyện với cõi Ta Bà. Do đó, mỗi khi gặp khó khăn, trắc trở hay cần đến sự linh ứng của Ngài. Chúng ta thường thờ tượng, tranh, ảnh hoặc niệm danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát để được bình yên.
Quan Thế Âm Bồ Tát còn được ví như “người mẹ hiền” luôn là chỗ dựa cho nhân loại khi cần xoa dịu nỗi đau. Tình thương bao la của Quan Thế Âm Bồ Tát dành cho chúng sinh là vô bờ bến. Ngài không chỉ có hạnh nguyện từ bi, đức độ mà còn hết lòng cứu khổ cứu nạn để chúng ta thoát khỏi nỗi đau.
Nguồn gốc về Quan Thế Âm Bồ Tát
Thời ấy, vua Vô Tránh Niệm sinh ra thái tử tên là Bất Huyền – tức là Quán Thế Âm Bồ Tát hiện nay. Lúc đó, Đức Phật Bảo Tạng Như Lai ra đời và cũng là thời điểm nhà vua sùng bái đạo Phật. Trong suốt ba tháng Hạ nhà vua thường xuyên dâng lễ vật quý cúng Phật cùng các chư Tăng.
Không những thế, vua Tô Tránh Niệm còn khuyến khích các vương tử và quan triều đình nên hướng Phật như mình. Do đó, thái tử Bất Huyền cũng vâng lời cùng vua cha một lòng thành kính thể hiện tấm lòng mình bằng cách dâng tất cả cao lương mĩ vị để cúng Phật và các chư Tăng.
Lúc bấy giờ trong triều đình có vị đại thần giữ chức vụ trọng đại có tên là Bảo Hải – ông là cha đẻ của Đức Phật Bảo Tạng Như Lai. Khi thấy Bất Huyền một lòng thành tâm hướng Phật như vậy, ông khuyên thái tử lập nghiệp. Nhờ vào sự thành tâm cúng bái để cầu quả báu Vô thượng Bồ Đề, chứ không cầu quả ở cõi trời – người.
Bài Viết Liên quan: Phật A di đà
Vì ông cho rằng, quả báu ở cõi trời – người chỉ là thứ hữu hạn, cho dù cầu quả có thành và lên được trời khi hết phước báu sẽ bị sa đọa. Cho nên thay vào đó hãy thành tâm cúng bái cầu quả báu Vô thượng Bồ đề để có được phước báu vĩnh hằng và chân thật hơn.
Khi nghe được lời khuyên từ đại thần Bảo Hải, thái tử Bất Huyền đã liền đứng trước mặt Phật Bảo Tạng Như Lai thể hiện ý nguyện của mình. Ngài xin nhờ vào tất cả công đức cúng bái để cầu quả báu Vô thượng Bồ đề. Đồng thời, nguyện xin trong lúc tu tập có chúng sinh nào khổ đau, gặp nạn không thể cứu chữa hay chưa có nơi nương tựa. Chỉ cần thành tâm niệm danh hiệu Ngài sẽ đủ sức thần thông để lập tức ứng cứu.
Quán Thế Âm Bồ Tát ra đời ngày nào?
Sự ra đời của Quan Thế Âm Bồ Tát khiến trời đất và thần Phật đồng lòng thọ ký
Trong lịch sử có ghi chép lại, thời điểm Quan Thế Âm ra đời là lúc cả thế giới rung chuyển, bốn phương phát ra âm thanh như tiếng nhạc du dương khiến tâm hồn thanh tịnh. Tất cả các chư Phật mười phương đều đồng thanh thọ ký cho Quan Thế Âm, từ đó về sau Ngài một lòng tu tập và hết lòng cứu độ nhân gian.
- Ngày Quán Thế Âm ra đời cũng rất đặc biệt, đó là 19/02 theo lịch âm.
- Ngày thành đạo là 19/06.
- Ngày xuất gia là 19/09.
Đó là những ngày rất quan trọng. Vì thế cứ đến ngày 19/02, 19/06 và 19/09 là các phật tử lại làm lễ cho ngày vía Quan Thế Âm. Trong ba ngày này bạn có thể nguyện để thể hiện lòng mình.
- Yêu thương chính bản thân mình: Nguyện yêu thương chính bản thân mình cũng là cách để chấp nhận cả con người thật của mình, trong đó có những điểm xấu và tốt. Từ ý nguyện này, chúng ta không chỉ yêu thương chính mình mà còn với cả những người xung quanh, sự bao dung độ lượng cũng lan tỏa hơn.
- Nhẫn nhục trong mọi hoàn cảnh: Nguyện nhẫn nhục trong mọi hoàn cảnh sẽ giúp chúng ta học được chữ nhẫn và có sự điềm tĩnh, không còn kiêu ngạo và mọi phiền não cũng không còn trong lòng. Từ đó, giữ được “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”.
- Lắng nghe, cảm nhận sự đau khổ từ người khác: Trong ngày vía Quan Âm nếu nguyện điều này, bạn sẽ thấu hiểu sâu sắc mọi khổ đau của người khác. Từ đó có thể phát tâm từ bi để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn – điều mà rất nhiều vị Phật răn dạy.
Giới tính của Quán Thế Âm Bồ Tát
Giới tính của Quan Thế Âm Bồ Tát là điều được rất nhiều người đặc biệt quan tâm. Vì có người cho rằng Ngài vốn dĩ là Nam, nhưng cũng có người lầm tưởng Quan Thế Âm Bồ Tát là nữ.
Trong kinh Bi Hoa có ghi rất rõ, Phật Quan Thế Âm Bồ Tát thường được gọi là Thiện, tức là nam, tử tốt. Hơn nữa, trong mười phương chư Phật không hề có nữ thân. Do đó, một điều chắc chắn rằng Quán Thế Âm Bồ Tát chính là nam. Tuy nhiên, để tạo nên một hình ảnh đẹp về tâm tính và cải thiện bản chất của nam giới Quan Thế Âm Bồ Tát đã hiện thân thành một nữ nhân.
Ý nghĩa tên gọi của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát
Trong tiếng Phạn, Phật Quan Thế Âm có tên gọi là Avalokitesvara và thường được đọc “A bà lô kiết đế xá bà la”. Nếu dịch theo tiếng Hán sẽ là “Đại từ, đại bi, cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát”. Khi ấy, người Việt bắt đầu hướng tới đạo Phật và biết tới Ngài thì từ “ Quán” được đọc thành “Quan”. Từ “ Thế” thường được lược bỏ vì kiêng kỵ với tên của vua Đường Thái Tông – Thế Dân. Cho tới ngày nay, nhân dân ta vẫn gọi Ngài là Phật Quan Thế Âm Bồ Tát hoặc Phật Quan Âm Bồ Tát.
5 thứ quán của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát
Trong tài liệu Phật giáo có ghi rõ, Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Phật có 5 thứ quán, hay còn gọi là 5 thần lực. Đó là:
- Chân quán: Khả năng dung thông cả 6 giác quan với nhau, nên Ngài có thể cảm nhận hơn tất cả các vị Bồ Tát.
- Thanh tịnh quán: Khả năng giữ gìn sự thanh tinh. Dựa vào “thanh tịnh” để loại bỏ sự ô nhiễm của năng sở.
- Từ quán: Khả năng siêu độ chúng sinh thoát khỏi khổ đau để đến với sự hạnh phúc, vui vẻ.
- Bi quán: Là lòng từ bi vô biên, không giới hạn, giúp chúng sinh thoát khỏi cái tôi ích kỷ để tiêu diệt năng – sở.
- Quảng đại trí huệ quán: Trí tuệ siêu việt, ánh sáng trí tuệ của Ngài soi sáng nhân gian khỏi mông muội, ngu dốt.
Một số hình ảnh về Quan Thế Âm Bồ Tát
Đối với con người nơi nhân gian, Quán Thế Âm Bồ Tát luôn xuất hiện để cứu những hoàn cảnh cơ cực, khổ đau. Ngài đi khắp nhân gian để giáo hóa chúng sinh, hướng con người tới Phật pháp và yêu thương nhân loại, không phân biệt một ai. Hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát chính là sự từ bi, cứu khổ cứu nạn. Do đó, nếu bạn có lòng hướng tới Phật pháp hãy thỉnh tượng, tranh, ảnh và niệm danh hiệu Ngài để tâm luôn an lạc.
Xem Thêm: http://trucchihanoi.vn/phat-thich-ca.html