Liên Hoa được bắt nguồn từ cụm từ kinh Diệu Pháp Liên Hoa, lấy hình ảnh hoa Sen làm biểu tượng cho triết lý của Phật giáo. Đây là một trong những Bộ kinh Đại thừa quan trọng được lưu truyền phổ biến trong khu vực các nước Á Đông. 

Loại hình kinh Phật này không chỉ tập trung trình bày nội dung về Phật giáo Bắc Tông, mà còn hướng đến các tông phái khác của Đại thừa như Thiên Thai tông. Để tìm hiểu chi tiết hơn về loại hình kinh này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé. 

Thông tin chung về Liên Hoa 

đồ thờ đẹp

Tầm quan trọng của Liên Hoa trong Phật giáo

Vạn vật trên cõi đời vẫn cứ vần xoay dẫu cho chúng sinh có lựa chọn giữa việc sống một cuộc đời thiện lương và tạo nghiệp chướng. Tuy nhiên, dù bất cứ ai đã làm những điều “cắn rứt lương tâm”. Thế nhưng, phần người bên trong họ vẫn đều là những tâm hồn sáng trong không bị điều ác lu mờ mất đi. Đây chính là mục đích chân chính mà Liên Hoa đã để lại cho chúng sinh thụ hưởng. Là giá trị giúp con người nâng cao chất lượng cuộc sống hơn.

Liên Hoa trong Phật giáo là gì? 

Liên Hoa (pundarika) là loài hoa Sen – một trong những biểu tượng gắn liền với Phật giáo. Điểm thu hút nhất từ loài hoa này chính là mặc dù sống trong bùn lầy hôi tanh. Nhưng vẻ đẹp thanh cao, tinh khôi, không lấm lem bùn đất vẫn còn mãi với thời gian. 

Bởi vậy, kinh Diệu Pháp Liên Hoa đã lấy hình ảnh hoa Sen làm biểu tượng xuyên suốt để diễn tả những nét tương đồng với kinh Phật. Có thể thấy, Đức Phật sanh ra trên đời giống như loài Sen khi luôn toát lên vẻ đẹp thuần khiết, không vướng bận mùi đời cũng như mang lại sự thanh tịnh, an yên và độ thoát cho tất cả chúng sinh. 

Mối liên kết giữa Liên Hoa và Diệu Pháp

Liên Hoa (pundarika) được hiểu là hoa Sen mang ý nghĩa biểu tượng cho Diệu Pháp. Trong khi đó, Diệu Pháp mang một lớp nghĩa khác là Tri kiến Phật, có thể hiểu rằng Phật tính đã có sẵn trong mỗi chúng sinh. Bởi vậy, hai cụm từ này có sự kết nối, nét tương đồng và song hành cùng nhau. 

Khi xét theo yếu tố đặc điểm, cánh hoa và gương Sen luôn có cùng một thời điểm. Tuy nhiên, nếu cánh Sen tàn đi theo thời gian thì gương Sen cũng sẽ dần lộ ra rõ nét cho đến khi cánh tàn hết. 

Cũng giống như Diệu Pháp, Phật tính luôn có sẵn trong phần người của mỗi chúng sinh. Nhưng do bị vô minh che lấp nên con người không nhận ra được cốt lõi này. Tuy nhiên, con người vẫn có thể thay đổi nếu biết tu hành thì Tri kiến Phật cũng sẽ dần hiện ra. 

Một trong những đặc trưng thứ hai chỉ có duy nhất ở loài hoa Sen, đó chính là mọc trong sự “hôi tanh mùi bùn”. Khác với các loài hoa phát triển trong đất và nước, hoa Sen lại sinh sống trong bùn lầy nhớp nhơ, nhưng bản chất vẫn thanh cao, tinh khiết. Bởi vậy, thông qua Tri kiến Phật, thân xác con người mặc dù đầy rẫy những ô uế, sai trái nhưng sâu bên trong tâm can của chúng sinh vẫn còn phần thanh tịnh.

Mặc dù hoa Sen sống trong hoàn cảnh đặc biệt. Nhưng không phải cành hoa nào cũng nằm sâu trong bùn lầy nhem nhuốc mà có cành vẫn vươn lên cao thoát khỏi sự hôi tanh ấy. Hơn nữa, hương thơm ngào ngạt cùng với sự thanh khiết của loài hoa này dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng sẽ không bao giờ mất đi. Do đó, mỗi con người trên cõi đời này sinh ra là những cá thể khác nhau, nhưng đều có trong mình Tri kiến Phật. Thậm chí nhận lại đắc Phật quả nếu tu hành thành công.

Điểm nổi bật cuối cùng của hoa Sen mà mọi người dễ dàng nhận ra là trong khi những loài hoa khác được ong bướm vây quanh thì Sen vẫn chỉ có một mình. Tuy nhiên, hoa Sen lại là một trong những thành phần quý giá để dành cho việc làm đẹp của những người phụ nữ. Bởi lẽ đó mà khi liên tưởng đến Diệu Pháp, dù thế gian có xoay chuyển như thế nào cũng không làm ô uế phần trong sáng vốn có của pháp vi diệu này. 

Kinh là gì? 

Kinh dùng để tụng khi con người muốn sám hối, quay về với lẽ phải, giúp tâm thanh thản

Kinh (Sutra) trong Phật giáo được hiểu theo nghĩa là một sợi dây hay sợi chỉ dọc trong ngành dệt bởi nguồn gốc người Ấn Độ cổ có tục lệ trang điểm xâu chuỗi hoa bằng một sợi dây trên mái tóc. Bởi lẽ đó mà đây cũng được xem là giáo lý Thánh diệu của Đức Phật tích luỹ được để làm nên các tác phẩm Kinh. Các bài giảng Kinh tạng (Khế Kinh) của Phật giáo từ đó phải phù hợp với hai mặt: một bên là khế hợp với chân lý (khế lý) và bên còn lại là khế hợp căn cơ của chúng sinh (khế cơ). 

 

Đây là những chân lý sống còn mà Đức Phật đã chiêm nghiệm và giác ngộ được chứ không phải phỏng đoán hay không có nguyên căn. Bên cạnh đạo lý Phật giáo giác ngộ, hoàn cảnh và thời điểm cũng được Phật giáo căn cơ để có thể truyền dạy cho chúng sinh một cách trọn vẹn nhất. Bởi vậy, khế lý và khế cơ luôn đi song song và không tác rời nhau, từ đó kinh Phật mới là một tổng thể hoàn chỉnh nhất. 

Kinh Liên Hoa – Nguồn cội tâm linh, cách trì tụng và một số lưu ý 

Ngoài việc hiểu biết về ý nghĩa của kinh Liên Hoa, cách thức và đối tượng tụng kinh cũng là điều cần được chúng tôi chia sẻ. Vì thế bạn hãy cùng chúng tôi điểm lại một số thông tin quan trọng nhằm thực hiện đúng khi trì tụng kinh này. 

Kinh Liên Hoa trong tiếng Phạn

Trong tiếng Phạn, Kinh được gọi là sutra còn Liên Hoa là pundarika. Kinh Liên Hoa trong tiếng Phạn được bắt nguồn từ cổ ngữ Ấn Độ – một nền văn hoá rất coi trọng kết cấu với Đạo Phật. Bản gốc của Bộ kinh Phật bắt đầu bằng tiếng Phạn rồi mới chuyển tiếp sang các phiên bản ngôn ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Anh,…

Ý nghĩa Kinh Liên Hoa

Kinh Thơ Diệu Pháp Liên Hoa – TS Như Ninh Nguyễn Hồng Dũng

Lời kinh răn dạy con người phải biết sống đúng với đạo lý Phật giáo

Có thể nói rằng Đại thừa diệu Pháp Liên Hoa Kinh chính là kinh Diệu Pháp Liên Hoa trong giáo lý của Đại thừa của Phật. Đây được xem là giáo lý tối thượng mà Đạo Phật truyền dạy cho con người để chúng sinh sống một cuộc đời thanh cao, ý nghĩa, không vẩn đục. 

Với xã hội phát triển như hiện nay, con người ta có thể bị tha hoá và gây ra những lầm lỗi. Tuy nhiên, tận sâu bên trong tâm hồn cũng như bản chất của chúng sinh từ lúc sinh ra không có ai là xấu xa mà do cuộc đời đảo lộn, vần xoay. Nhưng lòng người vẫn có thể đổi thay, tâm tính cũng xoay chuyển nếu con người hành trì Kinh Phật. 

Tại sao con người cần giác ngộ Liên Hoa?

Có thể thấy, Kinh Liên Hoa chính là Tri kiến Phật và được xem như tư tưởng cốt lõi của kinh Phật. Bất cứ ai sống trên cõi đời này đều có niềm tin vào tín ngưỡng Phật giáo bởi kinh Phật chính là lời truyền dạy về đạo đức, cải hoá thân tâm. Bởi lẽ đó mà chúng sinh trên đời đều cần tu dưỡng lời Phật cũng như hiểu thấu những chân lý mà Đạo Phật đúc kết. 

Một trong những giác ngộ quan trọng dành cho chúng sinh đó chính là kinh Liên Hoa. Lời Đạo Phật muốn truyền tải về Liên Hoa có liên quan đến Tri kiến Phật với mục đích khai thị cho chúng sanh biết được trong bản thể mỗi người đều đã có sẵn tâm giác ngộ huyền diệu. Bên cạnh đó, Phật muốn con người hiểu thấu dù cuộc đời có biến đổi như thế nào nhưng tâm can mỗi chúng sanh đều tồn tại bản tính thiện lương. Giống như hình tượng Liên Hoa, con người tượng trưng cho bông hoa Sen mọc giữa bùn lầy vẩn đục. Hình ảnh Sen trong bùn khiến chúng ta mường tượng đến tâm can của con người bị che lấp bởi ngũ dục. Tuy nhiên, con người vẫn sở hữu những mặt trong sáng, thanh khiết chưa được khai sáng cũng giống như loài hoa Sen vẫn mãi toả hương khoe sắc và toàn vẹn thanh tao. 

 

Kinh Liên Hoa là con đường dẫn đến Phật, chỉ khi thọ trì thành tâm thì con người sẽ nhận được công đức xứng đáng. Vậy cách mà con người thọ trì như thế nào? Trong thời đại ngày nay, tuỳ vào căn cơ chúng sinh mà họ chọn lựa cách thọ trì khác nhau. Có những người chọn cách đọc và tụng kinh để hiểu thấu hay nương theo kinh mà quay về quán tâm cũng như sử dụng pháp nhãn thấu suốt kinh Phật. Nhưng dù con người lựa chọn cách thọ trì nào thì mỗi chúng sinh hãy nương theo kinh Phật để sống một cuộc đời thành tâm dưỡng đức. 

Kinh Liên Hoa thường được dùng trong trường hợp nào?

Trong trường hợp giáo huấn căn cơ của chúng sinh, kinh Liên Hoa sẽ là cầu nối giúp Phật truyền dạy kiến thức tới cho con người. Ngoài ra, Liên Hoa còn là một trong những loại kinh được áp dụng nhiều nhất trong trường hợp con người muốn tụng kinh để loại bỏ tạp niệm và tìm về sự an yên trong lòng. 

Hơn nữa, có những trường hợp con người muốn sử dụng loại kinh Phật này bởi vì họ muốn chinh phục và nắm bắt các ý nghĩa tầng lớp thâm sâu khó lường trong kinh Liên Hoa. Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt đến cảnh giới đó mà tuỳ theo trình độ tu chứng của mỗi người mới có thể hiểu và lý giải được bộ kinh. 

Khi tụng kinh Liên Hoa cần chuẩn bị và lưu ý những gì?

Mục đích kinh Liên Hoa truyền lại cho chúng sinh đó là thấy được con người tìm hiểu đạo lý Phật giáo thông qua lời Phật dạy cũng như áp dụng trong đời sống hàng ngày. Bởi vậy, chúng ta khi tụng bất cứ loại kinh Phật nào cũng cần có lòng thành tâm thành kính đối với lời dạy của Phật. 

Trước khi tụng kinh Liên Hoa, mọi người cần thận trọng và lưu ý một số thao tác cơ bản. Trước tiên, người tụng cần rửa tay, súc miệng sạch sẽ và thay y phục trang nghiêm theo Phật giáo. Sau khi ngồi xuống, mọi người phải giữ thân thể kết hợp kiểu ngồi ngay ngắn và thể hiện thái độ nghiêm túc. Ngoài ra, trong lúc lạy hoặc quỳ, người tụng cũng cần đọc với âm lượng vừa đủ nghe tránh gây ồn ào và làm phiền người khác. 

Những người nào nên tụng kinh Liên Hoa?

Bộ kinh Liên Hoa thông thường người đọc cảm thấy không dễ dàng nắm bắt được do ẩn chứa nhiều ý nghĩa thâm sâu. Bởi vậy, không phải ai cũng có thể tiếp thu kiến thức sâu xa từ loại kinh này truyền tải. Tuy nhiên, Liên Hoa là một trong những bộ kinh cốt lõi của Đạo Phật, nên thường được sử dụng đối với bất cứ ai có nhu cầu tu dưỡng tâm đức. Đặc biệt, những người phạm tội hay làm điều ác rất phù hợp sử dụng kinh Liên Hoa. Bởi bộ kinh này được xem như là người dẫn đường chỉ lối để con người tìm về lẽ phải.

Thời điểm nào nên tụng?

Đối với thời điểm lý tưởng tụng nhất được mọi người lựa chọn, đó là tối hoặc đêm khuya. Thực chất, bất cứ ai cũng có thể đọc kinh và tuỳ thuộc vào sở thích, nhân duyên cũng như hoàn cảnh để tụng mà không cấm đoán hay có nguyên tắc nhất định về thời gian. Dù là kinh Liên Hoa hay bất cứ thể loại kinh Phật nào cũng được xem là tấm bản đồ soi sáng và làm thức tỉnh con người trở về với sự thiện lương vốn có.

Bài viết trên đây đã được chúng tôi đúc kết được sau một quá trình tìm tòi và khám phá. Tri thức cửa Phật rộng lớn, là kim chỉ nam dẫn lối con người sống một cuộc đời chân chính cũng như tìm tới đích đến của chân thiện mỹ. Hy vọng kinh Liên Hoa mà chúng tôi chia sẻ có thể giúp bạn chữa lành tâm hồn cũng như tăng thêm niềm tin và sống một cuộc đời ý nghĩa hơn. 

 

Chat With Me on Zalo