Phật Dược Sư theo giáo lý nhà Phật mang bổn nguyện vô cùng to lớn. Ngài chỉ dạy về nguồn căn của sự bi ai và nghiệp báo vì sao xảy đến. Từ đó ban ánh sáng nhiệm màu để cứu vớt chúng sinh ra khỏi luân hồi khổ đau sinh tử, sống thanh tịnh với đời. 

Phật Dược Sư – Hiểu về Ngài để phát tâm tu nguyện

Với sự hiện diện trong cõi tiềm thức con người, Ngài được coi là vị Phật mang ánh sáng của nhân từ độ thế. Vì thế tử tôn thờ, cầu nguyện theo giáo huấn của Ngài trước hết cần phải hiểu rõ về nguồn gốc chư Phật để thực hành tu tập đúng. 

Phật Dược Sư là ai? Ngài xuất hiện như thế nào?

Những câu chuyện niệm Phật Dược Sư được cảm ứng

Tên đầy đủ của Ngài là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật và có căn duyên từ sớm

Theo sách kinh Phật ghi chép lại, Ngài có tên đầy đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Có nghĩa là vị Phật am tường, thông tỏ tất cả y dược trên cõi đời, ánh sáng của Ngài tỏa sáng đến mọi tâm căn của vạn vật chúng sinh, phá hết những tăm tối của u mê, tà ác. Từ đó giúp loại trừ bệnh khổ về tâm hồn và thể xác do tham sân si mà ra, giúp họ giác ngộ, thanh thản. 

Nói về nguồn gốc, trong kinh sách cũng đã ghi rằng, Ngài vốn có căn duyên tu hành nên sớm hướng tâm về Phật pháp. Trong quá trình tu tập, Ngài phát nguyện 12 điều để giúp chúng sinh giải thoát khỏi khổ đau bệnh tật. Khi đã tu thành chính quả, trở thành một vị chư Phật, Ngài trụ ở thế giới Tịnh Lưu Ly – một nơi tôn nghiêm, thanh tịnh như cõi cực lạc. Ngài ngự trị tại đó cùng các vị Bồ tát khác để thực hành bổn nguyện trị bệnh phiền não thân tâm mà chúng sinh vẫn thường gặp phải. 

Tại sao có tới 7 vị Phật Dược Sư?

Mặc dù các vị chư Phật luôn có 1 biểu tượng đồng nhất, nhưng chúng ta lại thường nghe nói đến 7 vị Phật Dược Sư. Vậy điều này có gì mâu thuẫn? Thực ra, đây là vị Phật có 7 ứng thân, được mô phỏng dưới 7 hình tướng với những tên gọi khác nhau. Cả 7 vị đều phát nguyện chân tâm để cứu nhân độ thế tiêu trừ bệnh khổ. Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật là một trong 7 vị đó, được các Phật tử và người đời biết đến nhiều nhất. 

Chúng ta có thể phân biệt 7 vị với tên gọi và hình tướng như sau: 

  • Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai, toàn thân Ngài phủ màu vàng.
  • Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai, toàn thân ngài phủ màu vàng đỏ.
  • Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai, toàn thân Ngài phủ màu vàng nhạt.
  • Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Vương Như Lai, toàn thân Ngài phủ sắc hồng.
  • Pháp Hải Lôi Âm Như Lai, toàn thân Ngài phủ sắc vàng hoặc xanh lá cây.
  • Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai, toàn thân Ngài phủ sắc đỏ nâu.
  • Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, toàn thân Ngài phủ màu xanh của ngọc lưu ly. 

Tích truyện về Phật Dược Sư cứu nhân độ thế

Chùm ảnh Phật Dược Sư thất châu

Tích truyện về Ngài được lưu truyền mãi mãi

Nhằm hướng con người đến những giải thoát của thân tâm nhờ đức độ nhà Phật, trong sử sách từ xưa đến nay đã có rất nhiều tích truyện được lưu hành. Trong đó phải kể đến câu chuyện về một người đàn ông giàu sang phú quý ở vùng Thiên Trúc (địa danh trong kinh sách nhà Phật). Sau khi làm ăn thua lỗ, ông ta cầu xin sự giúp đỡ nhưng đều bị người đời từ chối. Một lần, trong lúc đau buồn cùng cực, ông đến ngôi chùa thờ Phật Dược Sư, thành tâm sám hối, tâm niệm. Khi thân tâm mê mệt, ông bỗng thấy ánh sáng chói lòa tỏa ra từ tượng Phật và được Ngài phán rằng ông đã dứt được nghiệp đời, hãy trở về nhà cũ của cha mẹ để tìm kho báu. Quả đúng như lời Phật, người đàn ông này tìm được chum vàng từ thời tổ tiên để lại và có cuộc sống sung túc như xưa. 

Một tích khác ở đời Đường rằng có người tiều phu bệnh nặng. Người nhà ông mời chư tăng về thỉnh kinh Dược Sư suốt 7 ngày đêm. Trong cơn mê man, người tiều phu thấy mình được hóa giải bởi ánh sáng tâm linh chói lòa, trên người đắp đủ cuốn kinh Phật. Khi tỉnh dậy, ông bỗng thấy bệnh tình thuyên giảm, rồi tuyệt nhiên không còn đau đớn như trước nữa. 

Dù những tích truyện trên chỉ được nhân gian lưu truyền. Nhưng đều hướng con người đến niềm tin Phật pháp, tâm cầu tu hạnh theo đức đạo của chư Phật để hồi tâm, giải thoát khỏi khổ đau, phiền lụy. 

Ai có thể thờ tự, cầu nguyện Phật Dược Sư?

Giáo Lý Về Phật Dược Sư

Không chỉ riêng Phật tử mà tất cả mọi người đều có thể thờ tự Ngài

Tất cả mọi người đều có thể thờ tự, cầu nguyện chư Phật để hưởng phúc, mong Ngài che chở và giáo huấn trên con đường tìm về chân ái của hạnh đạo. Ngài không phân biệt nghèo hèn, lành ác, chỉ cần chúng sinh có tâm hướng đạo, một lòng tu tập, sám hối, mong cầu giác ngộ, rời xa mộng ước hão huyền. Thực hành theo hạnh nguyện của Ngài, chúng sinh sẽ dần hiểu được thiện lành, từng bước giải được nghiệp chướng và quả báo bằng chính năng lực hồi hướng của bản thân. 

Chúng sinh luôn bị chi phối bởi sự xoay vần của biến thiên và vũ trụ, bởi thế những ham muốn ảo tưởng hay mưu cầu hèn mọn là điều không dễ tránh. Bệnh khổ từ đó mà ra, dẫn con người đến những đau thương trong căn tâm và thể xác. Cầu nguyện trước tượng thờ Phật là để lùi lại một bước, bình tâm nhận ra đúng sai phải trái, sám hối tội lỗi, sửa chữa sai lầm và toàn tâm đắc đạo. Từ đó sẽ giúp hóa giải nghiệp báo, hóa dữ thành lành. 

Ý nghĩa của Kinh Dược Sư và và cách tụng niệm

Mỗi Phật tử có thể thỉnh tượng thờ 7 vị Phật Dược Sư hoặc chỉ thờ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật đều được. Miễn là chân tâm trong sáng, một lòng sám hối, khẩn cầu đắc đạo. Tuy nhiên, các Phật tử cần hiểu rõ về Kinh Dược Sư và có cách tụng niệm đúng để đạt quả lành trong tu đạo. 

Kinh Dược Sư – Thần chú hóa giải bi ai 

Thần chú Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật (Medicine Buddha Mantra) -Thần chú  Mật tông chữa bệnh ! - YouTube

Thần Chú giúp chúng sinh sớm ngộ nhận về nhân sinh trong cuộc sống

Kinh Dược Sư được sách Phật ghi lại là một bản không quá dài về câu chữ, nhưng có chiều sâu về  ý nghĩa tâm linh. Nguồn gốc của Kinh Dược Sư được dịch từ bản chữ Hán, có vần điệu, dễ nhớ dễ đọc. 

Kinh Dược Sư bao gồm 17 phần, mỗi phần mô tả và hướng con người đến một tâm can huyền bí với phương pháp trị liệu cho khổ đau. Mặc dù được chia thành nhiều phần, nhưng nội dung của Kinh Dược Sư luôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Khi lật giở từng phần và tụng niệm, chúng sinh sẽ dần được cảm hóa. Nhờ đó mà mọi góc khuất u uất trong tâm hồn được giải tỏa, thảnh thơi và an lạc hơn. 

Tụng niệm Kinh Dược Sư thế nào cho đúng?

Hình nền Phật Dược Sư đẹp nhất

Trì tụng đúng phương pháp, thần chú mới phát huy hết hiệu lực, công năng

Khi đã có tâm hồi hướng về chư Phật và nguyện tu tập theo lời dạy trong kinh sách của Ngài. Các Phật tử cần hiểu rõ và tụng niệm Kinh Dược Sư đúng cách. Bài kinh thường được bắt đầu bằng thần chúnam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật” hoặc “nam mô Dược Sư Phật”. Khi đọc Kinh Dược Sư là chúng ta được nghe Phật dạy bảo phải tu tập như thế nào để hóa tâm phát nguyện. Có nghĩa là không phải cứ đọc kinh Phật con người sẽ được giải thoát khỏi khổ đau, mong gì được nấy. chính tâm can của người tu đạo phải thấu hiểu giáo lý để tự mình trừ tà hướng thiện, làm điều thiện, tránh xa gian tà, ác nghiệp. Do đó, phải dành thời gian suy ngẫm, tìm tòi điều nhiệm màu từ trong sâu thẳm tâm hồn mình. 

Mặc dù Ngài được coi là thầy thuốc chữa bệnh. Nhưng liều thuốc phải do bản thân mỗi người tự tìm ra và sử dụng để hóa giải uẩn khúc của chính bản thân mình. Đó là ý nghĩa to lớn của việc tụng niệm Kinh Dược Sư mỗi ngày mà Phật tử cần cố gắng tu tập. 

Điều kỳ diệu hơn là việc thành tâm tụng niệm đó không chỉ để cứu vớt bản thân khỏi bể khổ đời mình mà còn giúp lan tỏa việc hành thiện đến mọi người xung quanh. Đặc biệt là mang phúc lành đến vạn vật, để thế giới bớt sầu não, bi ai. Nếu tâm địa thiện lành chắc chắn việc tiếp nhận chánh pháp sẽ hanh thông. Do đó, chính chúng ta khi đứng trước tượng thờ Phật Dược Sư cần phải gạt bỏ tham sân si ở đời, một lòng hướng thiện, rời xa vinh hoa mộng tưởng để có được quả lành. 

 

Chat With Me on Zalo