Cuối năm là thời điểm nhiều gia đình thực hiện việc rút tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ gia thần, gia tiên để đón năm mới. Dưới đây là thời điểm vàng để bao sái bàn thờ cuối năm Canh Tý, mời bạn đọc tham khảo.
1. Nên bao sái bàn thờ, rút tỉa chân hương vào ngày nào?
Đón năm mới 2021 các bạn chưa biết ngày nào tốt tỉa chân nhang, bốc lại bát hương, dọn dẹp bàn thờ tổ tiên cuối năm. Khi dọn dẹp thì nên tỉa chân nhang như thế nào? Dưới đây Trúc Chỉ Hà Nội sẽ hướng dẫn chi tiết ngày tốt và cách dọn dẹp bàn thờ cuối năm.
Thường thì thời điểm tốt nhất để rút tỉa chân hương, bao sái bàn thờ là ngày cuối cùng trong năm với quan niệm tiễn cái cũ, đón cái mới. Tuy nhiên do ngày cuối năm bận rộn nên các gia đình thường chọn làm trước rằm tháng Chạp hoặc trước lễ cúng ông Công ông Táo.
Thông thường sẽ tỉa chân nhang ngày 23 tháng chạp. Các ngày 13, 15, 20, 21, 23, 25, 27 tháng Chạp (âm lịch) năm là những ngày tốt nhất để tiến hành bốc lại bát hương. Tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ tổ tiên.
Nhiều người quan niệm rằng, sau khi ông Táo lên chầu trời, mọi người mới tiền hành dọn dẹp bàn thờ để không mạo phạm thần linh.
Tuy nhiên, có người lại cho rằng, việc giữ sạch bàn thờ thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên, thần linh nên chỉ cần chọn ngày lành là phù hợp.
2. Chuẩn bị trước khi bao sái bát hương, ban thờ.
Trước khi lễ lau dọn nhà cửa sạch sẽ, mở toang các cửa trong nhà, chuẩn bị đĩa cúng hoa
quả tuỳ tâm.
10 bông cúc vàng chia làm 2 bình cắm 2 bên (không có 2 bình thì 1 bình 5 bông cũng
được).
Rượu trắng và 1 củ gừng để nguyên vỏ giã nát + khăn sạch (giã gừng và đổ rượu vào, ngâm khăn vào rượu ít nhất 30 phút trước khi lau dọn).
Trước khi bao sái, người được chọn cần tắm gội chay sạch, ăn mặc chỉn chu và thắp hương xin phép gia thần, gia tiên. Gia đình nên chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải đỏ, hoặc giấy đỏ để đặt bài vị. Nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau để tránh bị lẫn lộn. Đợi hương tàn hãy bắt đầu công việc.
3. Những lưu ý khi bao sái bàn thờ.
Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. Khi làm vệ sinh, nếu có bài vị của thần Phật thì lau trước, sau đó đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép. Sau khi lau bài vị xong mới đến phần dọn bát hương, công việc này cũng rất quan trọng, ngày nay đa phần mọi người đều rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, vì vậy người ta dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.
1. Di chuyển bát chân hương tùy tiện.
Người xưa còn quan niệm, nếu di chuyển bát hương quá nhiều sẽ dễ chuyển sang hướng xấu, gây xui xẻo cho gia chủ. Điều này có nghĩa là lòng thành của bạn sẽ không được thần linh chứng giám, gây những điều thiếu may mắn và ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ. Vì vậy, khi lau dọn bàn thờ chúng ta chỉ nên lau bát hương sạch sẽ, không nên tự ý động chạm hoặc di chuyển nếu có di chuyển phải làm đúng theo hướng dẫn trên.
2. Tỉa và đổ chân hương sai cách.
Khi hương đầy, người ta thường tỉa và đổ bớt chân hương. Việc này không đơn giản như các bạn vẫn nghĩ đâu nhé. Nếu tỉa hương sai cách sẽ khiến tài lộc tiêu tán. Cách đúng nhất khi tỉa chân hương là tuyệt đối không được lấy ra hết mà phải để lại 3, 5 hoặc 7 chân. Đặc biệt, không được vứt chân hương bừa bãi vì người xưa quan niệm như thế sẽ bị “tán tài”. Chân hương tỉa ra thường đốt và tất cả tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây, không nên đổ lung tung. mà mang đi đốt thành tro rồi thả xuống sông, hồ. Bên cạnh đó, tuyệt đối không được bỏ chân hương ở những nơi bẩn thỉu, làm vậy sẽ phạm phải điều xấu.
3. Dùng nước lạnh để rửa bài vị.
Các nhà tâm linh khuyên chúng ta khi lau rửa bàn thờ thì nên dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh để lau rửa bài vị. Khi tiến hành nếu có bài bị thần Phật thì phải lau trước rồi đổ nước đi, thay nước ấm mới rồi mới để lau bài vị tổ tiên. Tuyệt đối không lau bài vị tổ tiên trước thần Phật, đây là điều bất kính, mạo phạm đến thần Phật (ở ngôi vị cao hơn tổ tiên). Việc lau dọn bàn thờ vẫn luôn rất quan trọng nên không thể tùy tiện và vội vàng làm cho xong chuyện được. Khi thực hiện nên cẩn thận và chú ý đến từng chi tiết cũng là cách để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.
4. Tiến hành bao sái và rút tỉa chân nhang
Sau khi đã chuẩn bị được các vật dụng phục vụ cho việc lau dọn, gia chủ thắp một nén hương, khấn xin phép gia tiên, các quan thần linh để thông báo xin được dọn dẹp ban thờ.
Văn khấn xin phép bao sái, lau dọn (trích từ Văn khấn cổ truyền – Nhà xuất bản Văn hóa thông tin):
Con nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Tín chủ tên là:
Cư ngụ tại địa chỉ:
Hôm nay ngày .. tháng .. năm… xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án bị bụi, xin thành tâm sám hối.
Tín chủ xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.
Mong các vị độ cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ.
Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.
(Xong vái 3 vái).
Đợi hương tàn thì bắt đầu lau dọn ban thờ
Bao sái xong thì gia chủ cắm hoa tươi mới, dâng lễ và thắp hương mời các cụ về ngự.
>>> XEM THÊM: Tranh treo phòng thờ sao cho đẹp và ý nghĩa!
Mời bạn qua không gian số 09 – Dãy 16B1 Làng Việt Kiều Châu Âu – Mộ Lao – Hà Đông – Hà Nội!
Hotline: 0911.80.62.69