Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca, nhạc họa. Các nghệ nhân đã khéo léo đưa hình ảnh 4 loài cây Tùng, Cúc, Trúc, Mai vào nghệ thuật tranh trúc chỉ, tạo nên sự độc đáo, mới lạ so với những dòng tranh thông thường.
Tranh trúc chỉ Tứ Bình rất thích hợp để treo trang trí phòng khách, phòng làm việc hoặc làm quà tặng bạn bè, người thân, đối tác trong những dịp đặc biệt.
Tản mạn về ý nghĩa dòng tranh Tứ Bình
Có rất nhiều loại tranh tứ bình, nhưng phổ biến nhất vẫn là 4 bức họa cây Tùng, cây Trúc, cây Cúc và cây Mai.
Trong văn hóa của người phương Đông, mỗi loài cây, hoa đều mang tính biểu tượng rõ nét. Vì vậy, không phải tự nhiên mà người xưa đã nghĩ ra việc ghép 4 bức tranh về 4 loài cây thành một tuyệt tác để đời. Nhưng để luận về ý nghĩa của dòng tranh này thì không phải ai cũng tỏ.
Trước hết cây Tùng (hay còn gọi là cây thông) là loài cây mọc trên núi cao chênh vênh, ngay tại nơi sỏi đất khô cằn, chịu nhiều sương gió nhưng vẫn mạnh mẽ vươn lên.
Cây Tùng được xem là biểu tượng của người quân tử, bậc đại trượng phu với phẩm chất kiên định, khí tiết, bền bỉ. Trong quan niệm của người Trung Quốc, cây Tùng còn có khả năng trừ tà ma, đem đến sự bình yên cho con người. Vì thế, treo tranh cây Tùng trong nhà cũng được xem là cách hóa giải vận hạn hữu ích.
Cây hoa Cúc tượng trưng cho sự trường thọ và phúc lộc. Trong phong thủy, hoa Cúc mang ý nghĩa đem lại may mắn và sự bình an cho gia chủ. Đồng thời, hình ảnh bông hoa cúc khi tàn không rụng, chỉ ngã gục trên thân cũng gợi lên ý chí quân tử của loài hoa này.
Cây Trúc thân thẳng đứng, quanh năm xanh tốt trên mảnh đất cằn cỗi nên được xem là biểu tượng của sự mạnh mẽ, kiên cường và bất khuất. Vượt qua nghịch cảnh, cây trúc vẫn vươn cao thân mình, vút lên trời xanh để đón nắng, đón gió. Vì thế, trong văn hóa của người Trung Hoa, cây trúc thường gắn với nghĩa khí của người quân tử.
Cây Mai tượng trưng cho sự thanh khiết và sức sống mãnh liệt. Cây mai là dấu hiệu của mùa xuân tới, mang theo những ước mơ, hi vọng. Hoa mai còn là biểu tượng sự sum vầy, giàu sang. Khi hoa mai nở rộ, hứa hẹn gia chủ sẽ gặp được nhiều điều tốt lành.
Treo tranh trúc chỉ Tứ Bình sao cho đúng?
Bộ tranh Trúc Chỉ Tứ Bình mang hàm ý sâu sắc về sự xoay chuyển trong cuộc đời của con người. Những loài cây trong bộ tranh Tứ Bình cũng được xem là biểu tượng về phẩm chất, tính cách con người ta muốn hướng tới. Vì thế, khi treo tranh Tứ Bình, tốt nhất là treo theo thứ tự Tùng – Cúc – Trúc – Mai hoặc ngược lại để đảm bảo ý nghĩa của bộ tranh.
Tranh Tứ Bình nên treo ở những vị trí trang trọng, nổi bật trong ngôi nhà như phòng khách, phòng làm việc. Đôi khi người ta cũng treo tranh trúc chỉ Tứ Bình tại các gian nhà thờ, không gian thờ tự để làm tăng sự vượng khí của ngôi nhà. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, quý khách đã hiểu hơn về dòng tranh Tứ Bình cũng như cách treo tranh hợp lý.
Xem thêm mẫu tranh TẠI ĐÂY
Hoặc liên hệ ngay hotline & zalo: 0911.80.62.69