quạt trúc chỉ

Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều trải qua quá trình hình thành, hoàn thiện và gây tiếng vang với giới thưởng hoạ bởi vẻ đẹp của nó. Nhưng không phải tất cả đều để lại dấu ấn đậm nét và trường tồn với thời gian. Sẽ có những bức tranh nhanh chóng mờ nhạt, bị lãng quên. Song song với đó, cũng có không ít tác phẩm nhờ nét đẹp độc đáo, mới lạ tạo ấn tượng sâu sắc ngay từ ánh nhìn đầu tiên luôn nhận được cái gật đầu tán dương, ưa thích của người thưởng hoạ. Một trong số đó không thể không kể đến tên gọi “Trúc Chỉ Việt Nam”.

 

Nhắc đến vẻ đẹp của dòng tranh độc nhất này, nhiều người thường bảo nhau rằng, chắc hẳn Trúc Chỉ Việt Nam đã được thừa hưởng những tinh hoa về văn hoá đậm đà bản sắc cùng phong cảnh thơ mộng, hữu tình từ mảnh đất đất cố đô khởi nguồn. Nên dẫu xứ Huế có thành luỹ uy nghi, có những loại hình nghệ thuật độc đáo cũng không thể làm lu mờ đi sức hút vô ngàn của các nghệ phẩm Trúc Chỉ.

 

Thật vậy, thông qua cái tâm nhiệt huyết đặt hết tất thảy vào sự sáng tạo, người họa sĩ đã truyền tải chân thực nhất tôn chỉ: Một tiếp biến truyền thống trong bối cảnh đương đại, Trúc Chỉ đã và đang quảng bá hình ảnh truyền thống lồng ghép vào thế giới hiện tại một cách tinh tế nhất. Đặc tính của Trúc Chỉ là sự phong phú, linh hoạt trong biểu hiện, kết hợp nhiều loại nguyên liệu xơ sợi. Hơn nữa nó còn tỏa sáng nhờ hệ thống sắc độ, sắc nhị tinh tế theo thứ lớp dày mỏng mà kỹ thuật đồ họa Trúc chỉ/trucchigraphy mang lại, nhất là khi tương tác với ánh sáng. Hiệu ứng bề mặt là khi có ánh sáng thuận, những chỗ dày sẽ cho sắc độ sáng, mỏng cho sắc độ tối, trong khi với hiệu ứng xuyên sáng thì ngược lại: những chỗ dày sẽ tối, những chỗ mỏng sẽ sáng.

 

Nón Trúc Chỉ
Nón Trúc Chỉ

Nếu như chúng ta đã quá đỗi quen thuộc với những cách tạo tác nên các tác phẩm thông thường, thì Trúc Chỉ lại đưa đến cho giới mỹ thuật và hội họa Việt Nam cái nhìn mới về “bức tranh trong nước” công phu, khác lạ qua hai công đoạn chính. Đầu tiên là quy trình làm giấy như truyền thống, trong đó nguyên liệu thô được ngâm, nấu với vôi, nghiền, giã thành bột giấy, rồi được “seo” thành tấm giấy trên khung “seo”. Sau đó mới là quy trình Trúc chỉ với khâu kỹ thuật quan trọng là đồ họa Trúc chỉ (trucchigraphy). Thuật ngữ này được hình thành từ sự vận dụng các yếu tố: quy trình chế tác giấy thủ công truyền thống, kỹ thuật tạo áp lực nước (khá phổ biến ở một số nước), và các nguyên lý của nghệ thuật đồ họa/printmaking (in khắc kim loại/ etching – in xuyên, in lưới/seriegraphy…). Ngay trên tấm giấy ướt, họa sĩ sẽ sử dụng một vòi phun tạo áp lực nước để thay đổi cấu trúc xơ sợi, tạo nên độ dày mỏng khác nhau, với những hình ảnh đã được cắt trổ theo phác thảo. Thao tác này được tiến hành nhiều lần, theo nguyên lý của kỹ thuật chế bản in khắc kim loại (etching) và in xuyên (seriegraphy), tạo nên nhiều lớp sắc độ, sắc nhị tinh tế. Bên cạnh đó, họa sĩ còn có thể sử dụng vòi phun áp lực nước như một cây “bút vẽ” đặc biệt để vờn vẽ trực tiếp trên mặt tấm giấy ướt, tạo nên hiệu ứng kỳ ảo đặc trưng.

 

Trúc Chỉ Việt Nam đã và đang lan tỏa sức hút của mình với những ai yêu nghệ thuật. Mỗi bức tranh ẩn chứa cái tâm và tài ba của những người họa sĩ dày công nghiên cứu và tìm tòi để có thể trình làng các độc phẩm đẹp vẻ ngoài quý giá ý nghĩa chất chứa bên trong.

>>> Xem thêm các Mẫu TẠI ĐÂY 

Hotline & Zalo: 0911.80.62.69

Quạt Tùng Hạc
Quạt Tùng Hạc

 

Chat With Me on Zalo